19/05/2016 08:06 GMT+7

​Học sinh chuộng nhóm ngành kinh doanh, quản lý

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Kết quả khảo sát việc lựa chọn ngành nghề của học sinh trong mùa tuyển sinh 2015 vừa công bố mới đây cho thấy nhóm ngành kinh doanh quản lý được học sinh lựa chọn nhiều nhất.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: M.G

Năm 2015, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM thực hiện khảo sát nhu cầu chọn ngành nghề - việc làm tại 49 trường THPT với 21.867 học sinh ở nhiều tỉnh thành khác nhau.

Kết quả khảo sát vừa được công bố cho thấy học sinh chọn ngành theo định hướng phát triển kinh tế tập trung ở các ngành như:

+ Ngành kinh doanh quản lý: chiếm 16,14% ở các ngành như: quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, marketing, bất động sản, tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán.

+ Ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: chiếm 12,58% ở các ngành như: quản lý giáo dục, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, sư phạm ngoại ngữ.

+ Ngành khoa học xã hội và hành vi: chiếm 8,66% ở các ngành như: kinh tế, quản lý nhà nhà nước, xã hội học, tâm lý học giáo dục và quản lý quốc tế.

+ Ngành khách sạn - du lịch - thể thao và dịch vụ cá nhân: chiếm 7,84% ở các ngành như: khách sạn nhà hàng, kinh tế gia đình

+ Máy tính và công nghệ thông tin: chiếm 7,76% ở các ngành như: truyền thông và mạng máy tính, hệ thống thông tin quản lý, kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính và công nghệ thông tin.

+ Kỹ thuật: chiếm 7,31% ở các ngành như: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; kỹ thuật hoá học, vật liệu, kim loại và môi trường; vật lý kỹ thuật; kỹ thuật địa chất; địa, vật lý và chất địa; kỹ thuật cơ - điện tử; kỹ thuật môi trường; kỹ thuật mỏ.

+ Sức khoẻ: chiếm 6,07% ở các ngành như: y học, y học cổ truyền, dịch vụ y tế, dược học, điều dưỡng hộ sinh, răng hàm mặt, hộ lý bệnh viện

Một số ngành có xu hướng chọn nghề thấp như: toán và thống kê (0,23%), nghệ thuật (0,31%), dịch vụ vận tải (0,73%), môi trường và bảo vệ môi trường (1,10%), công nghệ kỹ thuật (1,24%).

Xu hướng chọn nghề theo cơ cấu trình độ của học sinh THPT tập trung ở bậc đào tạo ĐH (89,77%), tăng 19,64% so với năm 2014. Các hệ đào tạo bậc CĐ (8,73%) và trung cấp (1,5%) có xu hướng giảm.

Chi tiết xu hướng chọn ngành 2015 của học sinh (tỷ lệ %):

 
MINH GIẢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những nghề nào đang cần nhiều lao động?

TTO - Nhiều trường đào tạo nghề đang 'đau đầu' bởi có những nghề doanh nghiệp đến đặt hàng sinh viên ra trường bao nhiêu nhận bấy nhiêu nhưng… không tuyển được người học.

Những nghề nào đang cần nhiều lao động?

Nhiều người ngộ nhận làm logistics là… làm công nhân bốc xếp

TTO - Dự báo đến năm 2025, cả nước cần khoảng 200.000 nhân lực làm việc trong lĩnh vực logistics. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn còn hiểu sai về ngành này.

Nhiều người ngộ nhận làm logistics là… làm công nhân bốc xếp

Khan hiếm nguồn nhân lực ngành toán kinh tế

TTO - Ngành toán kinh tế ra đời để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho yếu tố dữ liệu lớn (Big Data) của cách mạng công nghiệp 4.0.

Khan hiếm nguồn nhân lực ngành toán kinh tế

Thiếu trầm trọng chuyên viên khúc xạ nhãn khoa

TTO - Chuyên viên khúc xạ nhãn khoa được hành nghề ở nhiều nước trên thế giới. Thông thường, các chuyên viên ngành này được đào tạo chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc mắt toàn diện...

Thiếu trầm trọng chuyên viên khúc xạ nhãn khoa

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được 'săn đón' nhất trong 5 năm tới

TTO - Trong 5 năm tới, nhân tố 'robot hóa và tự động hóa' có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thị trường lao động, và kỹ thuật điều khiển - tự động hóa cũng sẽ trở thành một trong những ngành được săn đón nhân lực nhiều nhất.

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được 'săn đón' nhất trong 5 năm tới

Khoa học dữ liệu - nghề hấp dẫn nhất thế kỷ 21

TTO - Đó là nhận định của giới khoa học Mỹ trên tạp chí Harvard Business Review. Đánh giá này tiếp tục chứng minh sức nặng của ngành khoa học dữ liệu - mảnh đất phải có để bắt đầu 'gieo trồng' trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối Internet (IoT)...

Khoa học dữ liệu - nghề hấp dẫn nhất thế kỷ 21
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar