23/07/2019 12:57 GMT+7

Những nghề nào đang cần nhiều lao động?

THẢO THƯƠNG - VĂN KHOA
THẢO THƯƠNG - VĂN KHOA

TTO - Nhiều trường đào tạo nghề đang 'đau đầu' bởi có những nghề doanh nghiệp đến đặt hàng sinh viên ra trường bao nhiêu nhận bấy nhiêu nhưng… không tuyển được người học.

Những nghề nào đang cần nhiều lao động? - Ảnh 1.

Nhóm ngành điện tử, CNTT luôn là nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao. Trong ảnh: học sinh lớp 10 hệ trung cấp Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành điện - điện tử - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trong khi đó, thông tin từ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP.HCM cho hay doanh nghiệp luôn cần nhân lực từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nhiều hơn đại học và trên đại học.

Luôn thiếu nhân lực

Một chuyên viên phòng giáo dục nghề nghiệp Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM cho biết nghề cắt gọt kim loại, cấp thoát nước, điện, hàn, dịch vụ chăm sóc gia đình…đang là những ngành nghề thiếu nguồn nhân lực cả trong nước lẫn xuất khẩu lao động.

"Các nghề này đều được đào tạo tại trường nghề địa phương. Sau khi kết thúc chương trình, học viên có thể hành nghề tốt ngay tại địa bàn của mình.

Ngoài các ngành kể trên, học điều dưỡng hoặc chăm sóc sức khỏe gia đình cũng đang là ngành có tiềm năng việc làm lớn. Các nước như Nhật Bản và Đức rất cần nguồn nhân lực từ những ngành này" - vị này cho biết thêm.

Những nghề nào đang cần nhiều lao động? - Ảnh 2.

Trong khi đó, bà Hồng Thị Thanh Thủy - phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề TP.HCM - chia sẻ hiện nay các trường xây dựng chương trình đào tạo gắn với nhu cầu thực tế, tức đào tạo những nghề xã hội và doanh nghiệp đang cần.

"Trường Cao đẳng nghề TP.HCM luôn không đủ số lượng sinh viên ra trường để cung cấp cho doanh nghiệp ở những nghề điện lạnh, các nghề thuộc nhóm tự động hóa như điện tử công nghiệp, cơ điện tử, bảo trì máy…".

Ông Phạm Hữu Lộc - hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM - cũng cho hay: "Trường chúng tôi đào tạo các ngành nghề công nghệ, kỹ thuật, kinh tế và tiếng Anh. Sinh viên ra trường được các doanh nghiệp nhận làm việc đúng ngành với mức thu nhập ban đầu 8 triệu đồng/tháng".

Theo ông Lộc, trường này đào tạo nhiều nghề ngắn hạn từ 3-6 tháng để người học có việc làm ngay như cơ khí, điện công nghiệp, nhiệt lạnh.

"Nhà trường có Trung tâm đào tạo Lý Tự Trọng. Nơi đây đào tạo các lớp học ngắn hạn cho các nghề thuộc đối tượng tự do và đào tạo miễn phí cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, bộ đội xuất ngũ. Đào tạo xong trường cũng giới thiệu việc làm cho người học" - ông Lộc nói thêm.

Những nghề nào đang cần nhiều lao động? - Ảnh 3.

10 nhóm ngành công nghiệp chủ yếu

Theo ông Trần Anh Tuấn, nguyên phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM - trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu như: ngành cơ khí - luyện kim; ngành hóa chất; ngành điện tử, công nghệ thông tin; ngành dệt may - da giày; ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai thác và chế biến khoáng sản; ngành điện; ngành than; ngành dầu khí.

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, 6 tháng cuối năm 2019 địa phương này cần khoảng 155.000 chỗ làm việc.

Trong đó, nhu cầu tuyển dụng của quý III-2019 khoảng 75.000 chỗ làm việc, tập trung thu hút lao động ở một số ngành như: marketing - kinh doanh - bán hàng, cơ khí, kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng, công nghệ thông tin, dệt may - giày da, vận tải - kho bãi - xuất nhập khẩu, kinh doanh tài sản - bất động sản, tài chính - tín dụng - ngân hàng, công nghệ ô tô - xe máy, nông - lâm nghiệp - thủy sản, quản lý nhân sự, kế toán kiểm toán, hóa - hóa chất, dịch vụ - phục vụ, điện - điện tử - điện lạnh - điện công nghiêp, …

Quý IV-2019, doanh nghiệp tiếp tục ổn định, phát triển quy mô sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết và giải quyết các đơn hàng xuất khẩu, với nhu cầu tuyển dụng khoảng 80.000 chỗ làm việc tăng 6,7% so với quý III-2019, tập trung ở các nhóm ngành như: dệt may - giày da, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, dịch vụ - phục vụ, bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên giao hàng...

Mỹ thuật đa phương tiện - nghề cần thực lực hơn bằng cấp

TTO - Đó là khẳng định của anh Nguyễn Anh Đức - giám đốc Công ty thiết kế Outline, một designer với hơn 10 năm trong ngành.

THẢO THƯƠNG - VĂN KHOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người ngộ nhận làm logistics là… làm công nhân bốc xếp

TTO - Dự báo đến năm 2025, cả nước cần khoảng 200.000 nhân lực làm việc trong lĩnh vực logistics. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn còn hiểu sai về ngành này.

Nhiều người ngộ nhận làm logistics là… làm công nhân bốc xếp

Khan hiếm nguồn nhân lực ngành toán kinh tế

TTO - Ngành toán kinh tế ra đời để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho yếu tố dữ liệu lớn (Big Data) của cách mạng công nghiệp 4.0.

Khan hiếm nguồn nhân lực ngành toán kinh tế

Thiếu trầm trọng chuyên viên khúc xạ nhãn khoa

TTO - Chuyên viên khúc xạ nhãn khoa được hành nghề ở nhiều nước trên thế giới. Thông thường, các chuyên viên ngành này được đào tạo chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc mắt toàn diện...

Thiếu trầm trọng chuyên viên khúc xạ nhãn khoa

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được 'săn đón' nhất trong 5 năm tới

TTO - Trong 5 năm tới, nhân tố 'robot hóa và tự động hóa' có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thị trường lao động, và kỹ thuật điều khiển - tự động hóa cũng sẽ trở thành một trong những ngành được săn đón nhân lực nhiều nhất.

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được 'săn đón' nhất trong 5 năm tới

Khoa học dữ liệu - nghề hấp dẫn nhất thế kỷ 21

TTO - Đó là nhận định của giới khoa học Mỹ trên tạp chí Harvard Business Review. Đánh giá này tiếp tục chứng minh sức nặng của ngành khoa học dữ liệu - mảnh đất phải có để bắt đầu 'gieo trồng' trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối Internet (IoT)...

Khoa học dữ liệu - nghề hấp dẫn nhất thế kỷ 21

Logistics - nghề 'hot' thiếu nhân công

TTO - Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, nên triển vọng phát triển ngành logistics rất lớn, mở ra hàng chục ngàn cơ hội việc làm trong những năm tới.

Logistics - nghề 'hot' thiếu nhân công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar