18/01/2020 14:56 GMT+7

Học sinh bất ngờ khi học làm mâm cỗ tết

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - "Em không ngờ mâm cỗ ngày tết lại chứa đựng nhiều ý nghĩa và thực hiện công phu như vậy"

Học sinh bất ngờ khi học làm mâm cỗ tết - Ảnh 1.

Học sinh lớp 7A 9 Trường Lương Thế Vinh bày mâm cỗ ngày tết. Ảnh: Như Hùng

Hội thi nằm trong chương trình của Lễ hội Tết Việt 2020, do Trường THPT Lương Thế Vinh tổ chức từ ngày 17 đến 18-1. 

Để chuẩn bị cho hội thi trang trí mâm cỗ, nhiều học sinh cho biết các em phải hỏi ông bà, cha mẹ về những món ăn truyền thống. 

"Lớp em còn tìm cả tư liệu trên Internet và thực sự năm nay chúng em mới hiểu được tại sao mâm cỗ ngày Tết thường có món canh khổ qua, có thịt kho trứng. Cả ý nghĩa của mâm trái cây bao gồm: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,...nữa.

Thật thú vị biết bao! Đó giờ, ngày tết em cũng phụ mẹ bày trái cây nhưng đâu có hiểu hết ý nghĩa của nó" - Hương Giang, học sinh lớp 8 Trường THPT Lương Thế Vinh, cho biết. 

Học sinh bất ngờ khi học làm mâm cỗ tết - Ảnh 2.

Nụ cười "phá cỗ" của thí sinh. Sau khi ban giám khảo chấm điểm, các mâm cỗ sẽ được dọn xuống để cả lớp cùng thưởng thức. Ảnh: Như Hùng

Không những thế, một số lớp còn bày cả bình rượu trên mâm cỗ với lời thuyết trình: "Truyền thống của người dân Việt Nam ta là rất hiếu khách. Ông bà ta đã có câu: "Khách đến nhà không gà thì rượu". Thế nên, chúng em bày thêm ... bình rượu cho đủ bộ". 

Học sinh bất ngờ khi học làm mâm cỗ tết - Ảnh 3.

Học sinh Trường Bùi Thị Xuân thi trang trí cây mai ngày tết. Ảnh: Như Hùng

Thuỳ Dương, học sinh lớp 7A9, Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TP.HCM thổ lộ như vậy tại Hội thi trang trí mâm cỗ ngày tết sáng 18-1.

Tương tự, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, sân trường cũng ngập tràn trong không khí của tết cổ truyền. Các học sinh thi gói bánh chưng, thi trang trí cây mai, cây đào, viết thư pháp, xin chữ tại "Phố ông đồ". 

Bạn Hùng Mạnh - học sinh lớp 11 - chia sẻ: "Tập tục xin chữ đầu năm thì em đã biết rõ. Nhưng trong lễ hội xuân năm nay, tự tay em sẽ viết 2 chữ "Bình An" để đem về tặng bố mẹ. Chắc bố mẹ em sẽ rất bất ngờ".

Học sinh bất ngờ khi học làm mâm cỗ tết - Ảnh 4.

Học sinh Trường Bùi Thị Xuân tập viết thư pháp tại Ngày hội xuân do nhà trường tổ chức . Ảnh: Như Hùng

Ngoài ra, nhiều trường khác như: THPT Lê Quý Đôn (quận 3), THPT Nguyễn Hữu Huân (quận Thủ Đức), THCS Kim Đồng (quận 5), Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An,...cũng tổ chức hội xuân với nhiều hoạt động nhằm ôn lại những phong tục tập quán trong những ngày tết của người dân Việt.

Bên cạnh đó, các trường còn trao quà "Xuân yêu thương" cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường; gói bánh chưng để gây quỹ đi thăm người già, trẻ em khó khăn trên địa bàn nhà trường trú đóng,...


Học sinh bất ngờ khi học làm mâm cỗ tết - Ảnh 5.

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân thi gói bánh chưng. Ảnh: Như Hùng

Theo ban giám hiệu các trường,  thông qua ngày hội xuân yêu thương, ngoài việc cho học sinh được vui chơi, trải nghiệm, nhà trường còn giáo dục học sinh biết trân trọng những giá trị truyền thống  của tết Việt; biết chia sẻ, yêu thương với những hoàn cảnh khó khăn,...

Học sinh bất ngờ khi học làm mâm cỗ tết - Ảnh 6.

Học sinh Trường THCS Kim Đồng, quận 5 thi trang trí mai, đào. Ảnh: Như Hùng

Học sinh dân tộc vùng cao vui Tết như thế nào?

TTO - Ngày hội "Tết dân tộc" cho học sinh miền núi được các nhà trường tổ chức với nhiều nội dung phong phú, sinh động.

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có quyết định phân công lĩnh vực, đơn vị, địa bàn phụ trách với ban giám đốc sở sau sáp nhập.

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Trường đại học Sư phạm Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa cập nhật chỉ tiêu đào tạo giáo viên, một số ngành tăng/giảm chỉ tiêu so với công bố dự kiến trước đó.

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar