08/06/2018 21:23 GMT+7

Học các 'ông lớn' công nghệ hạn chế con xài điện thoại

LÊ THANH HẢI (Theo CNBC)
LÊ THANH HẢI (Theo CNBC)

TTO - Không phải đến khi các nghị sĩ Pháp phê chuẩn luật cấm điện thoại trong trường học, mọi người mới nhận ra ảnh hưởng của các thiết bị công nghệ tới giới trẻ.

Học các ông lớn công nghệ hạn chế con xài điện thoại - Ảnh 1.

Bill Gates và vợ con - Ảnh: CNBC

Hình ảnh những đứa trẻ ăn, ngủ cùng thông minh từ lâu đã khiến người lớn lo ngại, song vì nhiều lý do, người ta để hình ảnh ấy trôi qua trước mắt mình.

Trong khi đó các "siêu sao" thung lũng Silicon và những người khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ - những người làm thay đổi cách chúng ta sử dụng công nghệ, đã sớm tìm cách không để con cháu mình lệ thuộc vào màn hình điện thoại, máy tính.

Trong số họ có đồng sáng lập Apple, Steve Jobs, đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates, tỷ phú công nghệ Mark Cuban và đồng sáng lập Reddit Alexis Ohanian. Và dù không có con, CEO Tim Cook của Apple cũng tìm cách không để cháu trai mình lệ thuộc vào thiết bị công nghệ.

Ví dụ tại nhà của Jobs, thời gian ăn tối là dịp ông thảo luận với các con về sách, lịch sử và nhiều thứ khác nhau.

"Không ai được lôi ra một chiếc iPad hay máy tính. Bọn trẻ con ông dường như không nghiện gì cả với các thiết bị đó", Walter Isaacson - tác giả cuốn "Steve Jobs" nói với tờ New York Times hồi năm 2014.

Còn Gates tiết lộ ông thường giới hạn thời gian sử dụng thiết bị công nghệ của con trước khi đi ngủ và cấm điện thoại di động cho đến khi các con ông bước vào tuổi thiếu niên.

"Chúng tôi không mở điện thoại khi đang ăn, không cho các con xài điện thoại di động cho đến khi chúng 14 tuổi. Chúng tùng phàn nàn rằng sao các bạn khác lại được xài", Gates nói với Mirror.

Tỷ phú Mark Cuban thì "lén lút" quản lý thời gian dùng thiết bị công nghệ của các con. Trong một cuộc phỏng vấn trên The Thrive Global Podcast, ngôi sao "Shark Tank" của ABC cho biết ông đã bảo con gái "nộp" điện thoại lúc 10 giờ tối vào các ngày trong tuần và 11 giờ tối vào cuối tuần, trừ khi cô bé có bạn tới chơi nhà.

"Tôi đã cài đặt các bộ định tuyến của Cisco. Tôi có phần mềm quản lý, nó cho biết những ứng dụng các con tôi đang sử dụng để tôi có thể tắt điện thoại của chúng", Cuban nói. "Tôi làm việc đó hết sức lén lút và con bé ghét điều đó. Đó là nhược điểm của việc có một người cha rành công nghệ, bạn biết đấy".

Ông cũng thừa nhận đã phải "trả tiền" cho con trai mình để cậu bé không xem các trò chơi điện tử Minecraft. "Tuy nhiên, thằng bé được phép xem các trò chơi đó nếu trước đấy đã xem các đoạn phim về toán học, hoặc giải các bài toán tôi ra".

Còn người đồng sáng lập Reddit, Alexis Ohanian hồi tháng 4 thì tiết lộ với CNBC rằng vợ chồng ông sẽ lên kế hoạch hạn chế thời gian sử dụng thiết bị công nghệ của con gái họ.

"Chúng tôi muốn con bé biết sự giới hạn dành cho thiết bị công nghệ là như thế nào. Tôi rất mong được chơi trò chơi điện tử với con bé khi nó lớn tuổi hơn, nhưng điều quan trọng là con bé có thời gian để suy nghĩ và ở bên cạnh đống đồ chơi của nó, vì vậy chúng tôi sẽ kiểm soát nó".

Trong khi đó, dù không có con, nhưng CEO Apple, Tim Cook, đã thẳng thắn chia sẻ ý kiến về công nghệ và việc sử dụng mạng xã hội của trẻ em.

"Tôi không có con, nhưng tôi có một cháu trai và tôi cũng có đặt ra một số giới hạn cho nó", Cook nói. Cháu trai của Cook hiện khoảng 13 tuổi. "Có một số điều mà tôi sẽ không cho phép, tôi không muốn chúng có mặt trên một mạng xã hội".

Việc sử dụng các thiết bị công nghệ của trẻ em đang gia tăng. Chẳng hạn, Common Sense Media nhận thấy rằng trong số các em dưới 8 tuổi, lượng thời gian dành cho các thiết bị di động mỗi ngày đã tăng từ mức trung bình 5 phút trong năm 2011 lên 48 phút trong năm 2017.

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng công nghệ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hạnh phúc của trẻ.

Một báo cáo năm 2014, được xuất bản trên tạp chí Computers in Human Behavior (Máy tính trong Hành vi của con người), đã nghiên cứu trên một nhóm thanh thiếu niên khi cho các em trải qua 5 ngày trong một lều trại giữa tự nhiên và không tiếp xúc với các thiết bị công nghệ. Các em đã cho thấy sự cải thiện trong mức độ hiểu biết về các tín hiệu cảm xúc, không dùng lời nói.

Sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều cũng có thể tác động tiêu cực về mặt thể chất lên một đứa trẻ. Nghiên cứu trước đây thấy rằng việc xem truyền hình có liên quan với béo phì và thời gian sử dụng thiết bị công nghệ quá mức có liên quan tới những khó khăn về tâm lý.

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cũng khuyến cáo nên đặt ra giới hạn dùng thiết bị công nghệ cho trẻ.

TTO - Các nghị sĩ Pháp vừa bỏ phiếu phê chuẩn dự luật cấm học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở sử dụng điện thoại di động trong trường.

LÊ THANH HẢI (Theo CNBC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar