05/05/2024 16:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng đậu đại học: Đừng để vơ bèo vạt tép

Nhiều bạn đọc lo lắng khi điểm chuẩn nhiều trường đại học liên tục 'phá đáy', thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn là trúng tuyển, thậm chí dưới 5 điểm cũng đậu nếu có điểm ưu tiên.

Nhân viên Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trong một hoạt động tư vấn tuyển sinh năm 2024 - Ảnh: N.T.

Nhân viên Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trong một hoạt động tư vấn tuyển sinh năm 2024 - Ảnh: N.T.

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, nhiều trường đại học vừa công bố điểm xét tuyển, điểm chuẩn phương thức xét học bạ THPT năm 2024 ở mức khá thấp.

Một trường đại học ở Bình Dương công bố điểm chuẩn xét tuyển học bạ THPT năm 2024 từ 15 - 22 điểm, ngoại trừ khối ngành sức khỏe.

Như vậy thí sinh chỉ cần có điểm học bạ THPT từ 5 điểm đã trúng tuyển trường đại học này. Điểm xét tuyển này đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng nếu có. Với thí sinh có điểm ưu tiên, thực tế điểm học bạ thấp hơn 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học.

Sao thời nay đậu đại học dễ thế!

Đó là nỗi ngỡ ngàng của nhiều bạn đọc trước tình trạng "phổ cập đại học" hiện nay.

Độc giả Nguyen Nghia bình luận: "Tuyển sinh đại học thế này chẳng khác nào "phổ cập đại học". Bảo sao ra trường thất nghiệp nhiều quá". "Thời nay vào đại học dễ ợt", tài khoản Thanh Ngoc77 ngán ngẩm.

Theo bạn đọc Chu Hồng Nam: "Để vào học đại học trong mấy năm nay không khó. Các trường tuyển sinh theo kiểu vơ bèo vạt tép, nên chất lượng giảm đáng kể so với trước đây".

Bạn đọc Lê Văn Vinh cho biết: "Nhiều giáo viên THPT giờ không còn hứng thú. Đến lớp học sinh đâu cần học, bởi kiểu gì cũng vào đại học. Cuối năm lớp 12 em nào cũng khá, giỏi cả!".

Độc giả Minh Khang bình luận: "Đây là một sự lãng phí nguồn lực, tiền bạc vô cùng lớn khi chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống".

Cùng quan điểm, bạn đọc Nam có ý kiến: "Dường như đã phổ cập giáo dục đại học đến mọi học sinh, đồng nghĩa bằng đại học bây giờ cũng như tốt nghiệp phổ thông. 

Chính sự cổ súy giá trị ảo này - bằng đại học - tạo nên một thế hệ tốt nghiệp đại học nhưng chỉ có thể chạy xe ôm, xuất khẩu lao động. Những mảng cần thợ chuyên môn cao thì thiếu, do không ai muốn cầm bằng thợ".

Bạn đọc Tien Tran cho rằng: "Chớ nên nhìn vào học bạ mà xem thường những người có học lực trung bình. Bạn bè tôi có nhiều người học lực khá giỏi vào học đại học tốp trên nhưng giờ chỉ làm công ăn lương 7-10 triệu đồng/tháng. 

Trong khi nhiều người học lực trung bình thì giờ làm chủ doanh nghiệp nhỏ rất thành công. Các trường đại học cả công và tư nên trao cơ hội bình đẳng cho tất cả học sinh, kể cả học sinh có học lưc trung bình (ngoại trừ ngành y dược)".

Tranh luận lại, bạn đọc Anh Nhân viết: "Ai cũng có quyền đi học nhưng học chất lượng như thế nào thì chỉ có người học được biết. Vào đại học rồi có học được không thì chưa biết vì học yếu quá đâu theo nổi. Để vào được trường đại học tốp đầu thì cũng phải học giỏi mới đậu được".

Rộng cửa vào, hẹp cửa ra, được không?

Để tránh "mất giá" sinh viên đại học, nhiều bạn đọc đề xuất các giải pháp cụ thể.

Theo tài khoản Miền Tây, "cần bỏ ngay phương thức xét tuyển đại học bằng học bạ. Nó tạo thêm tiêu cực trong các trường phổ thông và gây ra bất bình đẳng giữa các thí sinh với nhau".

"Rộng cửa vào thì nên hẹp cửa ra... Phải siết lại chất lượng đào tạo, không thể để tình trạng "mang bầu thì phải sinh, không sinh thường thì sinh mổ"...", bạn đọc Tích Thiện ví von.

Còn bạn đọc Thành đề xuất: "Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quy định lại điểm sàn, tránh chuyện nhiều trường đại học lấy điểm quá thấp để rồi sinh viên đó ra trường không có chất lượng, khó tìm được việc làm. Chi bằng những học sinh có điểm thấp sẽ vào học cao đẳng hoặc trường nghề thì tốt hơn".

Đồng tình, tài khoản ABC cho rằng: "Có bằng đại học cũng chưa chắc tìm được việc tốt. Nên học nghề tìm việc trước, đi làm rồi thấy cần thiết phải học đại học thì học cũng chưa muộn".

Góp thêm ý kiến, bạn đọc Dinh Lê bình luận: "Có cầu ắt có cung. Mọi thứ theo thị trường là đúng, chỉ có điều các con cần được giải thích và hướng nghiệp cho tốt. Cái này gia đình rất quan trọng với các con".

"Phụ huynh nên sáng suốt, mất thời gian, mất tiền mà con em mình chẳng được gì", độc giả Nguyễn Điệp nhắn nhủ.

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học

Trong khi giáo dục phổ thông 'lạm phát' học sinh giỏi thì ở nhiều trường đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn (3 môn) là trúng tuyển, thậm chí dưới 5 điểm cũng đậu nếu có điểm ưu tiên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Cầu 220 tỉ ở Quảng Nam thi công 'rùa bò', gia hạn 8 lần vẫn chưa xong

Dự án cầu Tam Tiến và đường dẫn ở huyện Núi Thành sau nhiều năm thi công 'rùa bò', gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đến 8 lần, đến nay vẫn dở dang.

Cầu 220 tỉ ở Quảng Nam thi công 'rùa bò', gia hạn 8 lần vẫn chưa xong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar