27/03/2021 08:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hoạt động của Quốc hội: Loại bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng luật

NGỌC HIỂN - TIẾN LONG
NGỌC HIỂN - TIẾN LONG

TTO - Ngày 26-3, 25 đại biểu đã bấm nút phát biểu trong gần 4 giờ để trút hết những trăn trở về việc lập pháp của Quốc hội trong suốt 5 năm làm đại biểu của nhân dân tại phiên thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội.

Hoạt động của Quốc hội: Loại bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng luật - Ảnh 1.

Các đại biểu Quốc hội trong một lần bỏ phiếu tín nhiệm với 48 chức danh - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói đây là những lời phát biểu "đầy cảm xúc" trong không khí thảo luận thẳng thắn, trách nhiệm. Nhìn lại chặng đường đã qua, bà Ngân đánh giá mỗi đại biểu, mỗi cơ quan của Quốc hội đã thực hiện đúng lời hứa với cử tri là hành động vì lợi ích của nhân dân, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Luật phải đứng về lợi ích của nhân dân

Trong phần phát biểu cuối cùng về hoạt động Quốc hội, các đại biểu đều đánh giá cao những đổi mới, đột phá của hoạt động Quốc hội trong nhiệm kỳ này khi đã chuyển từ tham luận sang thảo luận và tranh luận. Đồng thời, Quốc hội khóa này tiếp tục gần dân, sát dân và có nhiều đổi mới trong lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên, không ít đại biểu dành trọn thời gian để chỉ ra những điều còn tồn tại trong việc xây dựng và ban hành luật với sự mong mỏi là Quốc hội khóa tới khắc phục tốt hơn. Về tổng quan, các đại biểu đã chỉ ra bốn nhóm vấn đề cần phải thay đổi để luật thực sự đứng về lợi ích của nhân dân.

Một là, quy trình soạn thảo luật phải chuyên nghiệp hơn, cần có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà làm luật, tăng cường các đại biểu chuyên trách. Hai là, cần tăng cường giám sát của Quốc hội trong việc thực thi luật, giám sát trong lĩnh vực tư pháp. 

Ba là, xây dựng luật cần đảm bảo liêm chính, tránh lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của cơ quan được giao soạn thảo luật và phải đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên hết. Cuối cùng, luật phải có tính lâu dài, loại bỏ tình trạng luật đã ban hành phải sửa đổi tốn kém thời gian và ngân sách.

Loại bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng luật

Đề cao sự liêm chính trong xây dựng luật, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cho rằng nếu có liêm chính, những văn bản pháp luật sẽ được xây dựng khách quan, luật sẽ không hoặc rất ít chồng chéo với các luật đã ban hành. Nếu mất đi liêm chính, luật sẽ "quy định lợi ích thô thiển" của một số bộ, ngành, đặc biệt cơ quan được giao soạn thảo. 

Theo ông Bộ, dù ít nhưng trong hoạt động soạn thảo, thẩm tra và thảo luận xây dựng luật vẫn còn sự thiếu liêm chính, đặc biệt là sự thiếu liêm chính có chủ ý. Dẫn chứng hệ lụy cho việc thiếu liêm chính trong xây dựng luật, ông Bộ kể ra các "khuyết tật" sẽ kéo theo là mâu thuẫn, chồng chéo với các luật, là công cụ để hiện thực hóa lợi ích của bộ, ngành nhưng xung đột với lợi ích của nhân dân.

Cũng liên quan đến lợi ích trong xây dựng luật, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) thẳng thắn đề nghị phải đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan đề xuất chính sách, cương quyết xử lý những hành vi thông đồng, cố tình cài cắm vào quy định của pháp luật những quy định để trục lợi cá nhân.

Cần thay đổi cách lấy phiếu tín nhiệm

Điểm lại chặng đường đã qua, nữ đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) nhận định các đại biểu đã "làm tròn bổn phận của mình trước nhân dân". Bà Mai đã dành trọn thời lượng phát biểu để nói về việc lấy phiếu tín nhiệm đã mang lại hiệu ứng tích cực, song qua tiếp xúc cử tri, người dân đã hỏi đại biểu: "Bà có thấy việc lấy phiếu tín nhiệm mang tính thực chất không?". 

Trực tiếp bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, nữ đại biểu đã bày tỏ sự thấu hiểu với cử tri khi cho rằng đằng sau câu hỏi đó còn là băn khoăn, lo lắng của người dân và cử tri chờ đợi nhiều hơn thế. Từ đó, Quốc hội cần đánh giá lại hoạt động này. 

Cụ thể, việc để 3 mức là tín nhiệm, tín nhiệm cao và tín nhiệm thấp sẽ khó lượng hóa, so sánh trong việc đánh giá kết quả giữa những người được lấy phiếu. Đồng thời, bà Mai cũng đề nghị xem xét lại số lần phiếu tín nhiệm, nên thực hiện hai lần một nhiệm kỳ để đánh giá những tiến bộ thay vì chỉ một lần như hiện nay.

Nói những lời cuối cùng sau 20 năm gắn bó với Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc mong mỏi một ngày không xa, người dân được vào Quốc hội không những tham quan mà được quan sát, theo dõi hoạt động của Quốc hội.

Luật phải sửa, bổ sung nhiều quá

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) chỉ ra một đặc điểm bộc lộ "tuổi thọ" của luật quá ngắn khi trong 72 luật đã thông qua trong nhiệm kỳ này có hơn 1/3 là luật sửa đổi và bổ sung. Ông Ngân cho rằng đã là luật phải mang tính ổn định lâu dài chứ thời gian qua có những luật mới ban hành, chưa đi vào cuộc sống đã phải bổ sung, sửa đổi.

Đối với vấn đề ủy quyền lập pháp, ông Ngân chỉ ra thực trạng Quốc hội thường giao Chính phủ quy định chi tiết, song có giám sát việc quy định chi tiết đó chưa? Nêu câu hỏi này, ông Ngân tự trả lời: "Có, nhưng còn rất ít, rất khiêm tốn". Vì vậy, ông Ngân đề nghị Quốc hội phải tăng cường giám sát việc ủy quyền lập pháp để những văn bản quy phạm pháp luật, nghị định, thông tư phải phù hợp với luật mà được Quốc hội thông qua và phù hợp thực tế cuộc sống.

Đại biểu Quốc hội chỉ ra nguy cơ tham nhũng chính sách

TTO - Phiên thảo luận sáng 26-3 trở nên sôi nổi bởi các ý kiến của các đại biểu đánh giá về những thành quả của Quốc hội khóa XIV, trăn trở về những điều còn tồn tại cũng như chia sẻ những kỳ vọng ở nhiệm kỳ mới.

NGỌC HIỂN - TIẾN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao UBND huyện Đông Anh chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin 'Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân' mà báo Tuổi Trẻ phản ánh.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Ông Lê Ngọc Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyện mang chim trời đến quán cà phê và việc chứng minh nguồn gốc của chim.

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Đánh giá cán bộ, công chức theo KPI, bỏ tư duy biên chế suốt đời

Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức công khai, minh bạch, chính xác theo kết quả định lượng theo vị trí việc làm và đảm bảo nguyên lý không có tư duy biên chế suốt đời.

Đánh giá cán bộ, công chức theo KPI, bỏ tư duy biên chế suốt đời

Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'

Đề cập vụ cựu cục trưởng và 4 cán bộ khác nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả, đại biểu Phạm Văn Hòa nói đó không khác gì việc gián tiếp đầu độc người dân.

Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân lúc 11h ngày 17-5.

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Thanh Hóa sẽ bố trí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư xã, phường ở địa bàn quan trọng

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh vừa ký ban hành quy định về bố trí nhân sự cấp ủy các xã, phường thành lập mới.

Thanh Hóa sẽ bố trí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư xã, phường ở địa bàn quan trọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar