21/02/2022 10:44 GMT+7

Hoàng Cầm thắp lên một mộng mơ đáng sống bằng chiếc lá diêu bông

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Đó là lời của nhạc sĩ Trần Tiến dành cho nhà thơ Hoàng Cầm, được thuật lại trong buổi giao lưu vào chiều 20-2 tại Đường sách TP.HCM dịp ra mắt tập thơ Về Kinh Bắc nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ.

Hoàng Cầm thắp lên một mộng mơ đáng sống bằng chiếc lá diêu bông - Ảnh 1.

Từ trái sang: Bùi Huệ Chi, nhà thơ Hoàng Hưng, nhạc sĩ Trần Tiến tại buổi giao lưu ra mắt sách "Hoàng Cầm Về Kinh Bắc" - Ảnh: L.ĐIỀN

Mở đầu buổi giao lưu, nhà thơ Hoàng Hưng - đại diện Quỹ Tưởng niệm 100 năm Hoàng Cầm - giới thiệu tập thơ của Hoàng Cầm Về Kinh Bắc

Đây là lần in đặc biệt bao gồm tập thơ Về Kinh Bắc với những chỗ khảo dị qua ba lần xuất bản và một số bài viết chọn lọc về tập thơ và tác giả, cùng những tư liệu quý hiếm về cuộc đời của ông.

Tôi yêu thơ Hoàng Cầm từ năm 15 - 16 tuổi. Thơ Hoàng Cầm có nhạc tính mạnh, rót vào tâm hồn mình, nên dù chưa hiểu đã thấy yêu thích, đạp xe đi học thường khe khẽ đọc như hát lên những câu thơ... Thế giới thơ Hoàng Cầm là Kinh Bắc. Thơ ông tái hiện một Kinh Bắc sinh động, lưu giữ văn hóa phồn thực từ lâu đời, có vẻ phản Nho giáo rất rõ.

HẠ NGUYÊN (giáo viên Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM)

Một tập thơ toàn bích

"Thật ra còn 2 ngày nữa mới đúng ngày sinh của thi sĩ Hoàng Cầm là 22-2-1922", nhà thơ Hoàng Hưng mở đầu. Và ông cũng đưa ra một vấn đề then chốt cần chia sẻ với công chúng: Vì sao chọn tái bản Về Kinh Bắc?

Theo đó, mặc dù tác phẩm để lại gồm rất nhiều thể loại: kịch thơ, tập thơ, trường thi, văn xuôi... nhưng Hoàng Cầm vẫn được biết đến nhiều nhất là nhà thơ. 

Và "tác phẩm gắn chặt nhất với tên Hoàng Cầm truyền lại cho hậu thế phải là Về Kinh Bắc. Và có thể khẳng định Về Kinh Bắc là tập thơ tiêu biểu nhất của ông về tình ý, tâm sự, giọng điệu, thi pháp; là tác phẩm toàn bích và cũng nổi tiếng nhất của ông vì gắn với những huyền thoại về cuộc đời, nghiệp thơ, phận thơ, mệnh thơ của tác giả", Hoàng Hưng nhận định.

Hoàn cảnh ra đời của Về Kinh Bắc cũng rất đặc biệt, có thể xem là "hoàn cảnh tối ưu cho một kiệt tác": Tác giả bị dồn đầy và tâm thế chìm đắm hoàn toàn trong thế giới hoài niệm với thơ là nơi bấu víu, là nguồn sống, là năng lượng giải thoát độc nhất, và tác giả đang ở độ chín tới của tuổi tác và tài năng.

Hoàng Cầm thắp lên một mộng mơ đáng sống bằng chiếc lá diêu bông - Ảnh 3.

Ấn phẩm "Hoàng Cầm Về Kinh Bắc" - sách được in từ Quỹ Tưởng niệm 100 năm Hoàng Cầm - Ảnh: L.ĐIỀN

Và mộng mơ được thắp lại

Buổi giao lưu may mắn được nhạc sĩ Trần Tiến góp mặt với câu chuyện của ông khi sáng tác bản nhạc Sao em nỡ vội lấy chồng

Hóa ra, người đọc bài Lá diêu bông đầu tiên cho Trần Tiến nghe là nhà thơ Thu Bồn, trong một bữa rượu nhân Trần Tiến và mấy người bạn đến thăm. "Nghe Thu Bồn đọc thơ, bài Lá diêu bông, tôi bần thần nghĩ: Sao lại có bài thơ hay thế?", nhạc sĩ Trần Tiến kể.

Rồi nhạc sĩ Trần Tiến kể lại mối duyên khi ông đang cố gắng hoàn thành bản nhạc "theo đơn đặt hàng" của một cơ quan nhà nước. 

Cái yêu cầu oái ăm của người muốn nhạc sĩ sáng tác một ca khúc đáp ứng các yêu cầu "trai gái khoan yêu, có yêu khoan cưới, đã cưới khoan đẻ con, có đẻ con đừng đẻ nhiều" đã khiến Trần Tiến nỗ lực làm sao để có một tác phẩm "đàng hoàng" với cấu tứ "lấy chồng sớm" và "lời ru buồn" theo như một câu ca dao tình cờ nghe được: "Bướm vàng đậu cánh mù u/ lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn". 

Nhưng bản nhạc có nguy cơ dở dang vì nhạc sĩ cạn tứ. Đúng lúc đó, thật may sao hình ảnh chiếc lá diêu bông trong thơ Hoàng Cầm hiện ra với ông. "Tự dưng Hoàng Cầm đến với tôi ngay lúc cần một cái tứ cho việc "em lấy chồng", và hình ảnh lá diêu bông thật đắt giá cho bài nhạc đang dở dang ấy", nhạc sĩ Trần Tiến trần tình.

Hoàng Cầm thắp lên một mộng mơ đáng sống bằng chiếc lá diêu bông - Ảnh 4.

Nhạc sĩ Trần Tiến đang kể lại mối duyên giữa ông và chiếc lá diêu bông của Hoàng Cầm - Ảnh: L. ĐIỀN

Điều quan trọng hơn cả chính là nhận định của nhạc sĩ Trần Tiến khi mời nhà thơ Hoàng Cầm đến dự buổi nhận giải thưởng cho bản nhạc của mình dù thi sĩ cứ ngơ ngác bảo "Tiến có phổ thơ gì của mình đâu". Nhưng nhạc sĩ đã thưa lại: "Anh đã thắp lại cho bọn em một mộng mơ đáng để sống, đó là chiếc lá diêu bông".

Nói thêm về điều này, Trần Tiến cho rằng "người ta sống bằng mộng mơ, không có mộng mơ thì loài người không sống được, con người khác con vật ở chỗ mộng mơ ấy".

Có lẽ vì vậy mà nhạc sĩ Trần Tiến đang cơn bạo bệnh cũng gắng đến với chương trình, và từ phía gia đình, cô Bùi Huệ Chi - cháu nội thi sĩ Hoàng Cầm - nhắn gửi rằng "nhân dịp này, muốn đưa tác phẩm của Hoàng Cầm đi xa hơn cũng như truyền cảm hứng của một vùng Kinh Bắc đến với công chúng các vùng miền khác". Đó là những ý tưởng không đơn thuần chỉ là mộng mơ.

Tọa đàm về thơ Hoàng Cầm

TT - Vào dịp giỗ đầu của tác giả Lá diêu bông, gia đình nhà thơ Hoàng Cầm, nhà sách Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã cho ra mắt tập Thơ Hoàng Cầm. Đây là tuyển tập tác phẩm dày dặn và đầy đủ nhất của ông từ thuở sinh thời đến nay.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar