13/03/2025 09:10 GMT+7

Hoài Linh hóa thân thành ông già vớt xác, tìm vợ trên sông

Đã lâu khán giả mới gặp lại Hoài Linh trong một trong những dạng vai được xem là sở trường của anh, ông Tư, một ông già Nam Bộ ở miệt An Giang.

Hoài Linh hóa thân thành ông già vớt xác, tìm vợ trên sông - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Hoài Linh (vai ông Tư) và Hồng Trang (vai cô Út) trong Bến đợi đời người - Ảnh: LINH ĐOAN

Ông Tư của Hoài Linh là một trong những nhân vật trung tâm của vở diễn Bến đợi đời người (tác giả: Võ Minh Hải) vừa diễn ra tại rạp xiếc công viên Gia Định (quận Gò Vấp).

Khóc cười với ông Tư của Hoài Linh

Bến đợi đời người là vở diễn tốt nghiệp khóa đạo diễn Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM của sinh viên Võ Duy Luân. Vở lấy bối cảnh chính ở bến phà Mương Miễu xứ An Giang. Nơi đó có những phận đời vui buồn trôi theo dòng nước.

Hoài Linh thể hiện nhân vật ông Tư gắn liền đời mình trên chiếc ghe. Ông đi chở hàng, bán chiếu khắp nơi vài ba bữa mới ghé bến phà Mương Miễu.

Dù có nhiều người khuyên nhưng ông Tư không chịu lên bờ sống vì mười mấy năm trời ông cứ mỏi mòn đi tìm người vợ chết mất xác trên sông.

Trên đường tìm vợ, ông đã làm luôn công việc mà nhiều người sợ hãi, vớt xác trôi sông.

Trước đây Hoài Linh từng có nhiều vai diễn ông già Nam Bộ ghi được dấu ấn và nhiều vai diễn đã đem về cho ông huy chương vàng ở các mùa hội diễn. Có thể kể ra như Ra giêng anh cưới em, Hiu hiu gió bấc, Người nhà quê, Mênh mông biển người

Hoài Linh (vai ông Tư) và Võ Ngọc Tân (vai Còn) trong Bến đợi đời người - Video: LINH ĐOAN

Với vai diễn ông Tư trong Bến đợi đời người, khá lâu rồi Hoài Linh mới trở lại với vai diễn được xem là "sở trường" của mình. Trong đêm diễn tối 12-3, Hoài Linh được dịp thể hiện khả năng lấy nước mắt và nụ cười của khán giả với lối diễn bi hài của mình.

Đó là ông Tư đau đáu nỗi niềm riêng, nhưng cũng rất duyên dáng trong cuộc "trốn chạy" tình cảm của cô Út (Hồng Trang đóng). Có thể nói sự tung hứng của Hoài Linh - Hồng Trang chính là điểm nhấn khiến khán giả thích thú.

Hoài Linh hóa thân thành ông già vớt xác, tìm vợ trên sông - Ảnh 2.

Cảnh trong vở Bến đợi đời người - Ảnh: LINH ĐOAN

Hạnh phúc vì đem được bến phà quê hương lên sân khấu

Với Bến đợi đời người, lần đầu tiên Hoài Linh và một số diễn viên được đóng kịch ở một rạp xiếc.

Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi nghe thông tin này và không hiểu sao lại đi diễn kịch ở rạp xiếc? Lý do bởi vì đạo diễn là nghệ sĩ múa rối của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam.

Duy Luân chính là "kép chính" trong hai vở múa rối nước Tết 2025 của nhà hát là Huyền sử Yết KiêuGiấc mơ nàng tiên cá.

Trong đêm thi tốt nghiệp, Võ Duy Luân đã xúc động rớt nước mắt bày tỏ khi thực hiện vở diễn này anh nhận được quá nhiều sự yêu thương từ nhà hát nơi anh công tác và gia đình, thầy cô, các nghệ sĩ.

Đặc biệt, anh cũng không ngờ một ngày có thể mời được Hoài Linh chịu tham gia vở tốt nghiệp của một sinh viên.

Hạnh phúc hơn khi với vở diễn này Duy Luân có thể đưa hình ảnh quê hương An Giang của mình lên sân khấu, cụ thể đó là bến phà Mương Miễu, nơi mỗi lần từ thành phố về anh phải qua phà mới tới được nhà.

Không chỉ vậy, trong vở diễn Luân còn đưa được các làng nghề truyền thống của quê hương giới thiệu đến khán giả như nghề làm lụa, làm nhang, sản xuất đồ gia dụng từ lục bình…

Hoài Linh hóa thân thành ông già vớt xác, tìm vợ trên sông - Ảnh 3.

Trong vở diễn, đạo diễn đã đưa hình ảnh những làng nghề truyền thống của quê nhà lên sân khấu. Trong ảnh là cảnh làm nhang - Ảnh: LINH ĐOAN

Chọn dựng kịch ở một sân khấu tròn ba mặt giáp khán giả quả là thử thách với Luân trong việc quán xuyến câu chuyện và níu giữ sự quan tâm của người xem ở một không gian hơi loãng khi câu chuyện mang tính tự sự.

Vở vẫn còn dài và dàn trải, tuy nhiên đạo diễn đã dụng công trong trang trí sân khấu tạo nên sức gợi về một bến phà và không khí sông nước man mác buồn. Âm nhạc tạo nên rung cảm với những bài lý, bài hát mang âm hưởng dân ca được phối mới.

Khi nghe diễn kịch ở rạp xiếc, khán giả chờ đợi đạo diễn có màn phối hợp kịch nói - xiếc - rối lạ lẫm. Tuy nhiên xiếc, rối đưa vào vở cũng còn hạn chế ở vài màn tung hứng, thổi lửa, đu dây lụa nên cũng khá là đáng tiếc.

Ủa, sao nàng tiên cá bị biến thành đầu rắn?

Đó là thắc mắc của các bạn nhỏ khi xem một đoạn trong vở múa rối nước Giấc mơ nàng tiên cá sẽ diễn trong Tết Ất Tỵ năm nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar