10/04/2013 04:45 GMT+7

Hòa thượng xây cầu

KHOA NAM
KHOA NAM

TT - Khi tôi hỏi hòa thượng Trần Nhiếp - trụ trì chùa Thanh Gia (ấp Hòa Thanh, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, Kiên Giang) - rằng ông có nhớ mình đã bắc bao nhiêu cây cầu nông thôn rồi không, vị hòa thượng già khẽ cười nhăn nheo khóe mắt một lúc rồi nói: “Chắc không nhớ nổi đâu”.

Không có vẻ thâm nghiêm u tịch như thường thấy ở nhiều chốn tu hành, từ ngoài cổng rào đến khoảng sân rộng trước chùa Thanh Gia vật liệu xây dựng chất gọn thành từng đống. Có đủ cả cát, đá, ximăng, sắt thép, ván côppha, máy trộn bêtông, máy hàn điện... Mớ vật liệu này không phải để xây chùa, mà được dùng để đổ cột, đổ dầm và sàn bêtông cho những cây cầu giao thông nông thôn sắp được dựng lên đâu đó.

Ở giữa sân, có một sư ông già đang khom mình chỉ dẫn hai vị sư trẻ lúi húi hàn cột sắt. Vị sư già đó chính là hòa thượng Trần Nhiếp, năm nay vừa bước sang tuổi 85.

Chùa có 15 công đất trồng lúa chỉ đủ gạo ăn, hòa thượng tranh thủ trồng thêm rau màu lúc nông nhàn. Tiền dành dụm được bao nhiêu đem ra mua vật liệu xây dựng. Ngày trước chưa có máy móc, hòa thượng cùng mấy vị sư toàn làm cầu bằng tay. Mỗi khi cắm cọc bêtông phải vận động mấy chục trai tráng giúp sức. Thấy việc làm của hòa thượng có ích, bà con bổn sóc ai cũng đồng tình, bỏ công, góp của cùng với nhà chùa. Dần dần đường đi trong sóc đều đổ bêtông, bắc cầu kiên cố.

Cây cầu đầu tiên do chính tay hòa thượng Trần Nhiếp dựng lên vẫn còn tồn tại đến nay, nằm cách cổng chùa Thanh Gia chỉ chừng trăm mét. Dẫn chúng tôi đi lại trên chiếc cầu đã hơn bốn chục năm tuổi, hòa thượng bồi hồi nói: “Cầu này thấy vậy mà chắc, chỉ sửa chữa một lần hồi năm kia”.

Chắc là có “duyên” - như lời Phật dạy. Kể từ buổi gặp gỡ ông Trần Lam - nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo của tỉnh cách đây 10 năm, chùa Thanh Gia đón tiếp nhiều vị khách, bà con kiều bào ở các nước cũng tìm đến hòa thượng Trần Nhiếp để quyên góp tiền bạc. Máy trộn bêtông, máy hàn, máy cắt sắt bằng điện cũng nhờ vậy mà xuất hiện, giúp vơi bớt cực nhọc cho các sư.

Ông Huỳnh Lạ - người đã theo hòa thượng Trần Nhiếp mấy chục năm nay - chia sẻ: “Trước giải phóng, bom cày đạn xới liên miên nên hòa thượng chỉ làm cầu, xây đường trong sóc và những vùng lân cận. Sau giải phóng thì làm được nhiều hơn vì hòa bình, ổn định rồi. Từ năm 2010 việc làm cầu, làm đường của hòa thượng tăng nhiều lắm. Năm vừa rồi làm được tới 12 cây cầu. Tính sơ sơ từ đó tới giờ hòa thượng đã bắc trên 160 cây cầu”.

Để ghi nhận công lao của hòa thượng Trần Nhiếp, năm 2009 Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho hòa thượng. Trong ngôi sa la của chùa, trên mấy bức vách còn có rất nhiều bằng khen của Chính phủ, của UBND tỉnh trao cho những thành tích xuất sắc của hòa thượng Trần Nhiếp trong phong trào xây dựng giao thông nông thôn.

KHOA NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Trên những con thuyền tròng trành, các ngư dân làm nghề câu ở Đà Nẵng chọn khoảng trời tự do của riêng mình.

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ

Nhóm tình nguyện viên yêu biển cùng nhau lên thuyền, xắn tay áo vớt từng bao rác thải bằng trái tim nhiệt huyết cho hành động ý nghĩa.

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ cuối: Thần chết mới nitazene mạnh gấp 500 lần

Nếu fentanyl mạnh hơn heroin 50 lần thì nitazene còn mạnh hơn heroin tới 500 lần. Nitazene đang gieo rắc cái chết khắp nơi, đặc biệt ở Anh.

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ cuối: Thần chết mới nitazene mạnh gấp 500 lần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar