02/02/2015 06:07 GMT+7

​Họa sĩ Pháp kể chuyện bán tranh

 Q.THI
Q.THI

TT - Chiều 30-1, họa sĩ người Pháp Robert Mihagui đã khai mạc phòng tranh “Sự phản chiếu” gồm 20 bức sơn dầu tại Phương Mai gallery, TP.HCM.

Họa sĩ Robert Mihagui bên những bức tranh phong cảnh Việt Nam bán trừu tượng của ông tại triển lãm - Ảnh: Q.Thi

Là một họa sĩ Pháp nhưng Robert Mihagui chỉ vẽ tranh phong cảnh Việt Nam. Robert Mihagui vẽ về những buổi hoàng hôn, bình minh với những ráng màu nhiệt đới rực đỏ trên những cánh đồng, con sông Việt Nam.

20 bức tranh triển lãm của ông đều theo phong cách bán trừu tượng, nghĩa là chỉ vẽ màu sắc chứ không vẽ hình, nhưng người xem có thể đoán ra hình đó là gì. Robert Mihagui cho rằng đó là phong cách đang được chuộng ở Pháp.

Khi đặt vấn đề là những tông màu quá nóng trong tranh ông có thể không phù hợp với gu tranh của người châu Á, Robert Mihagui giải thích: “Khi tôi đến Việt Nam, mọi người cũng khuyên tôi nếu vẽ như thế này sẽ không phù hợp. Nhưng mình là họa sĩ, mình phải đi con đường mà chưa ai đi. Nếu chỉ vẽ thiếu nữ hay mục đồng cưỡi trâu thì dễ quá! Tôi vẽ theo phong cách của tôi và được người mua chấp nhận!”.

Ðây là lần thứ ba Robert Mihagui triển lãm cá nhân tại TP.HCM. Năm 2010 và 2011, hai triển lãm của ông đều bán hết tranh. Khách hàng mua tranh thường là người chơi tranh ở Pháp, Hong Kong, Philippines, Singapore...

Mỗi năm, Robert Mihagui thường vẽ độ 50 bức tranh, giá bán 1.000 - 3.000 USD. Ông tự nhận là sống được nhưng đời họa sĩ sống bằng tranh thì vất vả, bởi ngay cả ở Pháp trong 100 họa sĩ chỉ khoảng ba người có thể sống được nhờ bán tranh.

Sinh năm 1945 tại miền Bắc Việt Nam, Robert Mihagui mang trong mình hai dòng máu cha Pháp - mẹ Việt. Năm 1958 ông theo cha về Pháp, đến năm 1998 ông trở lại tìm mẹ nhưng người mẹ đã mất. Robert Hihagui lấy vợ Việt, có thể nói tiếng Việt nhưng không đọc hay viết bằng tiếng Việt.

Trước đây ông từng làm công việc phục chế tranh trong nhà thờ, thiết kế băng đĩa... Năm 1990, khi bức tranh đầu tiên được bán trên sàn đấu giá với giá 1.300 USD, Robert Mihagui vui mừng chuyển sang sống bằng nghề vẽ tranh.

Cái tên Mihagui nghe có vẻ “thổ dân” không phải là tên thật của ông (Robert Bouchin), mà xuất phát từ gu sưu tầm tranh của người Pháp: “Người Pháp lạ lắm, nếu bạn lấy tên thật thì chả được chú ý gì. Nhiều người khuyên tôi nếu làm họa sĩ mà lấy tên thật thì... sống không nổi đâu. Phải có cái tên gì đó cho... độc một chút!”.

Nói về việc sống bằng nghề tranh, Robert Mihagui trần tình: “Nhiều bức tranh mình cho là đẹp nhưng người xem lại cho không đẹp. Còn nhiều bức mình thấy xấu quá, mình xấu hổ vì sao vẽ tranh xấu như vậy và muốn xóa đi. Nhưng khách hàng chỉ đòi mua những bức tranh đó. Biết làm sao, khách hàng là vua mà! Kinh nghiệm của tôi là họa sĩ phải từ từ, không nên muốn thành công nhanh quá, sớm quá. Hôm nay mình ăn mì gói, nhưng hãy nghĩ năm năm nữa mình sẽ ăn phở, mười năm nữa mình ăn patê gan...!”.

Q.THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cặp song sinh kỳ ảo: Khi những thứ bình thường cũng thành kỳ quái

Đọc Cặp song sinh kỳ ảo của Ágota Kristóf như bước vào khu rừng vào một chiều mù sương, những thứ bình thường nhất cũng trở thành kỳ quái.

Cặp song sinh kỳ ảo: Khi những thứ bình thường cũng thành kỳ quái

Rơi nước mắt ở Bản hùng ca bất diệt: 'Mẹ giữ con ở lại thì mất nước, để con đi thì mất con'

Nhiều người đã khóc khi nghe chuyện Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Lạng trong chương trình Bản hùng ca bất diệt tối 26-7.

Rơi nước mắt ở Bản hùng ca bất diệt: 'Mẹ giữ con ở lại thì mất nước, để con đi thì mất con'

‘Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử’ thu hút đông đảo người dân trong đêm nghệ thuật tri ân

Chương trình nghệ thuật “Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử” diễn ra trang trọng tại sân vận động 30-4 thu hút hàng ngàn người dân đến xem.

‘Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử’ thu hút đông đảo người dân trong đêm nghệ thuật tri ân

Tất tần tật về Lễ hội văn hóa Việt Nam ở quảng trường Đỏ

Các chương trình nghệ thuật sẽ được biểu diễn xuyên suốt 10 ngày, cùng với các gian hàng đưa Việt Nam đến gần công chúng Nga.

Tất tần tật về Lễ hội văn hóa Việt Nam ở quảng trường Đỏ

'Han Kang là người nhẹ nhàng, gần gũi nhưng khi cầm bút thì rất quyết liệt'

'Ngoài đời, Han Kang là người nhẹ nhàng, gần gũi. Nhưng khi cầm bút, cô ấy là người đầy quyết liệt. Văn Han Kang như một dòng chảy ngầm nhưng có sức công phá lớn'.

'Han Kang là người nhẹ nhàng, gần gũi nhưng khi cầm bút thì rất quyết liệt'

Bàn cả chuyện có dùng dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa đầu dòng trong Truyện Kiều

Hội Kiều học Việt Nam, Hội đồng gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền, Viện Nghiên cứu danh nhân tổ chức hẳn một tọa đàm với sự tham gia của nhiều chuyên gia để bàn bạc tìm ra một cách trình bày ‘Truyện Kiều’ đúng nhất cho độc giả phổ thông.

Bàn cả chuyện có dùng dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa đầu dòng trong Truyện Kiều
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar