04/12/2015 17:10 GMT+7

​Hoa hậu thi chui: thi cho kịp đã, có gì tính sau?

THU NGUYỆT
THU NGUYỆT

TTO - “Xin phép là đúng”, “nộp phạt đi thôi”… nhiều bạn đọc đồng tình việc các người đẹp Việt “đi thi hoa hậu chui” cần thông báo cơ quan chức năng trước khi lên đường làm đại diện quốc gia so tài ở xứ người.

Hồ Thị Oanh Yến (trái) tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới toàn cầu 2015 ở Philippines. Ảnh tư liệu.

Một số bạn đọc tỏ ra thông cảm với những người đẹp như Oanh Yến, Lâm Thùy Anh vốn là hai người đẹp đã ra nước ngoài dự thi (và đoạt giải) rồi sau đó mới về "trình diện".

Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định các người đẹp trong nước muốn được ra nước ngoài tham gia các cuộc thi nhan sắc mang tầm vóc quốc tế phải được Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) cấp phép. Để được cấp phép, các người đẹp phải thỏa một số tiêu chí về nhân thân, nhân cách, phải từng đoạt ít nhất một danh hiệu ở cuộc thi nhan sắc có uy tín, mang tầm quốc gia trong nước...

Bạn đọc Nam Kim Huynh nhận xét: “Nếu xin phép chắc gì cô này đã được dự thi. Cô ấy có nói đi thi cho kịp cái đã, có gì tính sau. Nếu hồ sơ xin phép bị ngâm cho vài tháng thì còn đâu cơ hội. Và nếu lâu hơn thì... tàn úa rồi, đâu còn đẹp nữa. Hơn nữa ban tổ chức họ cũng chẳng đòi hỏi giấy phép này nọ, sơ yếu lý lịch... gì cả”.

Bạn đọc Nguyễn Trung Hiếu bình luận: “Đáng lẽ ta phải hãnh diện cho đất nước chứ người ta đi thi ở nước ngoài lấy danh dự về cho đất nước mà phải nộp phạt à?”

Tuy nhiên, dưới góc nhìn “quốc có quốc pháp”, đa số bạn đọc chia sẻ thẳng thắn rằng việc Oanh Yến lấy tư cách cá nhân đại diện cho một quốc gia để tham dự một hoạt động như thi sắc đẹp mà không có bất kỳ thông báo, xin phép cơ quan chức năng thì không ổn.

Bạn đọc Đức Biên nói: “Việc gì cũng phải có tôn tư trật tự. Ai cũng như vậy thì xã hội loạn”.

Lâm Thùy Anh “thi chui” và đoạt giải á hậu 3 tại cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp hoàn cầu - Miss Global Beauty Queen 2015 ở Hàn Quốc. Ảnh tư liệu.

Bạn đọc tên Hà chia sẻ: “Cũng khó nói, nếu người tốt đi thi thì không sao, người xấu mà đi thi có khi lại làm nhục quốc thể thì ai đứng ra chịu trách nhiệm. Theo tôi đã đại diện quốc gia thì phải xin phép, còn đi với tư cách cá nhân thì thoải mái”.

Bạn đọc Trần Tâm Phúc bày tỏ ý kiến đến Oanh Yến: “Tôi thật đáng buồn vì Hoa hậu là một người được đánh giá hoàn mỹ về sắc đẹp và cả trí tuệ, phẩm chất đạo đức nữa. Bạn có những phát ngôn cho thấy thiếu "kiến thức trầm trọng". Luật pháp VN áp dụng đối với tất cả công dân VN, không trừ hoa hậu ra đâu bạn ạ".

Hơn nữa lời phát ngôn của bạn cho thấy bạn thiếu tôn trọng pháp luật, bạn nên nhớ quyền tự do của mọi công dân đều phải trong khuôn khổ pháp luật. Tự do không có nghĩa là bạn được làm bất cứ điều gì bạn muốn mà bạn chỉ có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm thôi".

Bạn đọc Dương phản ánh: “Nếu ai cũng có thể tự đi thì hình ảnh quốc gia sẽ như thế nào? Nếu có gì, người ta nhìn vào đánh giá là đánh giá cả nước VN chứ có phải một người đi thi đó đâu!”

Bạn đọc quandobuon khẳng định: “Có thể bạn bị làm khó dễ khi xin giấy phép đi thi, nhưng bạn có khi nào nghĩ tới tình huống ai đó ra nước ngoài tham dự những sự kiện văn hóa và làm nhục quốc thể?”.

* Xem Hoa hậu và điệp khúc: thi chui - nhận giải - nộp phạt

THU NGUYỆT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 18.000 ngôi chùa và tự viện cả nước đồng loạt 6h sáng cử chuông trống cầu quốc thái dân an

Hơn 18.000 ngôi chùa, tự viện trên cả nước đúng 6h sáng 1-7, ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đã đồng loạt cử chuông, trống Bát nhã cầu quốc thái dân an.

Hơn 18.000 ngôi chùa và tự viện cả nước đồng loạt 6h sáng cử chuông trống cầu quốc thái dân an

Người dân đội mưa xem pháo hoa mừng Đà Nẵng - Quảng Nam 'về một nhà'

Tối 30-6, hàng ngàn người dân đội mưa, đổ về dọc bờ sông Hàn để xem pháo hoa, chào mừng sự kiện hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng hợp nhất "về chung một nhà", lấy tên là thành phố Đà Nẵng.

Người dân đội mưa xem pháo hoa mừng Đà Nẵng - Quảng Nam 'về một nhà'

Cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng những tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa

Triển lãm 'Tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa' là cơ hội hiếm có để công chúng chiêm ngưỡng một phần trong bộ sưu tập hơn 300 tác phẩm của nhà sưu tập Vũ Đình Hải, trước khi ông mang hết sang Mỹ để bảo quản.

Cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng những tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Phó thủ tướng Mai Văn Chính đã ký ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Tam quốc lầy lội diễn nghĩa

Tận năm 2023 vẫn có một thế hệ độc giả mới say sưa đọc và kể lại Tam quốc dưới góc nhìn hiện đại.

Tam quốc lầy lội diễn nghĩa

Nguồn thu chủ lực của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là tiền vé

Theo nguyên giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Huỳnh Ngọc Vân, việc vận hành bằng ngân sách thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước với bảo tàng công lập ở Việt Nam nhưng cũng ít nhiều giảm đi tính sáng tạo, năng động của đội ngũ nhân viên.

Nguồn thu chủ lực của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là tiền vé
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar