09/02/2015 17:50 GMT+7

Hỗ trợ lớp trưởng mang tính động viên thì không sai

VÂN TRƯỜNG ghi
VÂN TRƯỜNG ghi

TTO - Theo TS Trần Thanh Đức (nguyên giám đốc Sở GD-ĐT, hiện là phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang), các trường THPT ở Tiền Giang làm đại trà trả "lương" cho lớp trưởng từ 10 năm trước.

TS Trần Thanh Đức 

Ông Trần Thanh Đức nói:

"Khi đó ban cán sự lớp và bí thư Đoàn đều được miễn học phí chứ không phải chỉ có lớp trưởng được giảm 50% như bây giờ.

Trong mấy năm thực hiện có hiệu quả, được phụ huynh và học sinh đồng tình, hiệu quả công tác của ban cán sự lớp và tổ chức Đoàn tốt hơn nên tỉnh đã đưa vấn đề này ra HĐND tỉnh đề xuất có chủ trương chính thức để thực hiện.

Tuy nhiên một số đại biểu HĐND tỉnh cho rằng Chính phủ chưa có quy định nên cấp tỉnh không thể tự đề ra chính sách riêng nên thôi. Sau đó các trường cũng ngừng thực hiện miễn giảm học phí cho các đối tượng này.

Tôi nhớ khi các trường miễn giảm học phí cho ban cán sự lớp và cán bộ Đoàn thì không có phụ huynh hay học sinh nào phản đối, mọi việc diễn ra bình thường. Nhưng vai trò trách nhiệm và hiệu quả công việc của các em này với lớp, với trường tốt hơn bình thường.

Là một nhà giáo và người quản lý ngành giáo dục nhiều năm, tôi nghĩ thế này: Nếu chúng ta hỗ trợ giảm học phí cho lớp trưởng, thậm chí là cả ban cán sự lớp và cán bộ Đoàn mang tính chất động viên, ghi nhận sự đóng góp của các em thì đó là việc nên làm, không có gì sai, cũng không phản giáo dục như một số ý kiến lo ngại.

Nhưng nếu đưa việc này trở thành một chính sách áp dụng chung cho một địa phương thì không đúng.

Trường hợp Trường THPT Long Bình giảm 50% học phí cho lớp trưởng và ban đại diện cha mẹ học sinh đóng góp để đóng 50% học phí này cho các em, mỗi học kỳ chỉ khoảng 3 triệu đồng/42 em thì không phải là chuyện gì quá nghiêm trọng, tôi thấy ổn.

Ở đây ban đại diện cha mẹ học sinh đã trao đổi ý kiến và đồng tình, tự nguyện đóng góp thì trường làm không sai. Mặt khác, ở đây nhà trường đã xác định chỉ là hỗ trợ chứ không phải trả công hay bỏ tiền ra thuê lớp trưởng.

Tôi ủng hộ việc trường đã xác định rõ quan điểm ngay từ đầu là ghi nhận và hỗ trợ lớp trưởng chứ không phải góp tiền để trả công.

Cũng vì xác định như vậy nên ban giám hiệu đã tự nguyện trích tiền bồi dưỡng dạy thêm - học thêm để hỗ trợ các em cũng là một việc đáng ghi nhận. Thử hỏi sẽ có bao nhiêu giáo viên tự nguyện bỏ tiền triệu ra để hỗ trợ học trò mình như vậy?

Việc hỗ trợ lớp trưởng như vậy có phản tác dụng, phản giáo dục hay không? Tôi cho rằng nếu hỗ trợ ở mức vừa phải thì sẽ không bị tác dụng ngược.

Hồi trước, khi tỉnh Tiền Giang miễn giảm 100% học phí cho ban cán sự lớp và cán bộ Đoàn thì kết quả rất tốt. Không có em nào bị phản ảnh là “lên mặt” hay bị suy giảm đạo đức, hạnh kiểm. Cá tính, suy nghĩ, đạo đức… của học sinh không em nào giống em nào.

Những em được tập thể bầu làm lớp trưởng hay cán bộ Đoàn phải là học sinh giỏi, đạo đức tốt, gương mẫu, luôn nhiệt tình đi đầu trong các hoạt động phong trào. Là một nhà giáo, cũng là một phụ huynh, tôi luôn tin tưởng các em này không vì chuyện được miễn giảm học phí, được ghi nhận mà sẽ thay đổi theo hướng xấu".

Chúng tôi thấy được mới làm!

Khi nhà trường hỏi ý kiến tôi chuyện này, tôi đã họp với tất cả thành viên hội cha mẹ học sinh hơn 10 người để bàn bạc.

Tất cả đều tán thành việc hỗ trợ vật chất cho lớp trưởng vì các em xứng đáng được nhận. Có nhiều phương án hỗ trợ được đưa ra, cuối cùng chúng tôi quyết định chọn giảm 50% học phí.

Số tiền học phí các em được giảm rất ít, có khi còn ít hơn tiền quà tặng nếu chúng tôi mua, nhưng nó thiết thực. Hội cha mẹ học sinh thu được 77 triệu đồng trong năm học này, trích ra 3-4 triệu đồng hỗ trợ học phí cho 42 em lớp trưởng thì chẳng có gì phải lăn tăn. Chúng tôi thấy làm việc này được nên mới làm.

Trường có hơn 1.000 phụ huynh nhưng trong các cuộc họp phụ huynh mới đây chúng tôi công khai chuyện này và xin ý kiến đóng góp của họ thì chỉ một phụ huynh ở lớp 12 băn khoăn việc hỗ trợ như vậy có làm các em tự cao tự đại hay thấy mình quan trọng rồi ra oai, chứng tỏ quyền hành với các bạn.

Chúng tôi đã giải thích thấu đáo và tin tưởng tuyệt đối về đạo đức, tác phong của các em nên phụ huynh này cũng tán thành. Cháu nội tôi học lớp 8 của trường này, chỉ là một học sinh bình thường, không giữ chức vụ gì trong lớp. Tôi có hỏi cháu và biết công việc của lớp trưởng rất cực. Cháu tôi biết lớp trưởng được giảm học phí và không hề so bì gì cả.

Về những ý kiến cho rằng không nên hỗ trợ học phí cho lớp trưởng vì sẽ phản giáo dục, tôi cho rằng phải làm rồi mới biết có tác dụng ngược hay không.

Học sinh thì có em quậy phá, vô kỷ luật, thích quyền lực nhưng cũng có em rất ngoan, học giỏi, lễ phép, không thích quyền lực. Thực tế có không ít học sinh con gia đình khá giả đi học được cha mẹ cho rất nhiều tiền tiêu xài nhưng vẫn học giỏi, ngoan, hiền, gương mẫu.

Nói như thế để thấy không phải cứ được ưu ái cho tiền hoặc ưu đãi này kia sẽ làm các em hư hỏng hết. Chúng ta không nên suy diễn rồi phán xét làm các em bị tổn thương.

VÕ VĂN SU (chủ tịch Hội cha mẹ học sinh Trường THPT Long Bình)

VÂN TRƯỜNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar