24/03/2025 13:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hồ gần cạn kiệt, dân góp tiền mua ống 'tăng bo' nước về cứu cây trồng

Do nắng hạn, nhiều hồ chứa cạn kiệt, người dân góp tiền mua ống và chính quyền địa phương ở Đắk Nông "tăng bo" nước cứu 2.000ha cây trồng.

Hồ cạn kiệt, dân góp tiền mua ống, địa phương 'tăng bo' nước cứu hơn 2.000ha cây trồng - Ảnh 1.

Nhiều hồ đập ở xã Đắk Lao, Đắk Nông khô kiệt, địa phương đã phải luân chuyển nước từ nơi khác về - Ảnh: LÊ PHƯỚC

Hơn 10 ngày qua, người dân trồng cà phê tại xã Đắk Lao (huyện Đắk Mil, Đắk Nông) đứng ngồi không yên vì nhiều ao hồ cạn kiệt, vậy nên người dân góp tiền mua ống, địa phương "tăng bo" nước cứu hơn 2.000ha cây trồng.

Góp tiền tỉ mua ống, kéo nước cứu cây trồng

Tại một số khu vực, tình trạng khô hạn diễn ra nghiêm trọng đến mức đất nứt nẻ, cây cà phê, hồ tiêu, sầu riêng rũ lá, đe dọa năng suất của cả mùa vụ. Các hồ đập khu vực này phần lớn đã cạn kiệt trong khi nguồn nước để cứu hàng ngàn héc ta cây trồng cách đây khoảng 7 - 8km.

Trước tình hình đó, gần 40 hộ dân tại xã Đắk Lao đã chủ động góp hơn 1 tỉ đồng để lắp đặt hệ thống ống dẫn nước từ hồ Đắk Ken nhằm cứu vườn cây.

Ông Hồ Văn Tâm (trú xã Đắk Lao, Đắk Mil) cho biết gia đình ông có 7ha cà phê và sầu riêng, nhưng do ao trữ nước đã cạn, vườn cây bắt đầu ngả vàng. Nếu không có nước tưới trong vòng 10 ngày tới, cả vườn sẽ chết cháy.

Hồ cạn kiệt, dân góp tiền mua ống, địa phương 'tăng bo' nước cứu hơn 2.000ha cây trồng - Ảnh 2.

Người dân góp tiền tỉ mua ống, chôn dọc đường để kéo nước về hồ gần để cứu cây trồng - Ảnh: MINH PHƯƠNG

"Dù đã kéo đường ống dài 7km nhưng nước từ hồ Đắk Ken vẫn chưa đủ vì nguồn trung chuyển từ hồ Tây quá ít. Bà con chỉ còn cách chờ mưa hoặc hy vọng có thêm nước bổ sung từ các hồ thủy lợi khác", ông Tâm nói.

Cùng chung nỗi lo, ông Trần Văn Thuật (xã Đắk Lao) cho hay 2ha cà phê của gia đình ông cũng đang trong tình trạng kiệt nước. Hoa cà phê héo rũ, nhiều cành đã khô quắt, nguy cơ mất trắng vụ mùa là rất lớn.

"Năm ngoái nhà tôi thu được khoảng 2 tấn cà phê/ha, nhưng năm nay sợ không còn gì để thu", ông Thuật lo lắng.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông cho biết tại xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, khoảng 470ha cây trồng bị thiếu nước trầm trọng. 

Đặc biệt, nguồn nước tại suối Đắk Sôr ở khu vực giáp ranh giữa hai huyện Đắk Mil và Đắk Song đang cạn kiệt, đe dọa trực tiếp đến hơn 1.600ha cây trồng.

Cấp nước cuốn chiếu, điều tiết giữa các hồ

Để ứng phó với hạn hán, chính quyền địa phương và các đơn vị thủy lợi đang triển khai nhiều giải pháp cấp nước tạm thời. 

Ông Trương Xuân Hùng - chủ tịch UBND xã Đắk Lao - cho biết địa phương phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Đắk Mil thực hiện giải pháp cấp nước cuốn chiếu, luân phiên giữa buôn Xê Ry và hồ Đắk Ken.

"Cách làm này giúp bà con có nước tưới theo từng đợt, thay vì dàn trải dẫn đến không đủ nước cho tất cả diện tích cùng một lúc", ông Hùng nói.

Hồ cạn kiệt, dân góp tiền mua ống, địa phương 'tăng bo' nước cứu hơn 2.000ha cây trồng - Ảnh 3.

Người dân hy vọng ống dẫn nước hàng cây số này sẽ đủ nguồn để cứu cây trồng mùa khô hạn năm nay - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Nông cũng đang điều tiết nước giữa các công trình thủy lợi nhằm hỗ trợ dòng chảy cho suối Đắk Sôr. Hiện nay công ty thủy lợi đã bơm nước từ hồ Đội 1 sang hồ 40 (đều ở xã Đắk Lao) để tăng lượng nước tưới.

Đồng thời Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh cũng đang đẩy nhanh tiến độ trạm bơm chuyển nước từ sông Krông Nô sang suối Đắk Sôr nhằm bổ sung nguồn nước lâu dài cho khu vực này.

Hồ gần cạn kiệt, dân góp tiền mua ống 'tăng bo' nước về cứu cây trồng - Ảnh 5.

Máy tưới đã di chuyển xuống khu vực lòng hồ nhưng lượng nước đang cạn dần - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Theo thống kê, trong mùa khô năm 2024, hạn hán đã ảnh hưởng đến hơn 11.470ha cây trồng tại Đắk Nông, trong đó phần lớn là diện tích cây công nghiệp dài ngày.

Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp tỉnh đã hướng dẫn các địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, cũng như điều chỉnh thời vụ gieo trồng để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán.

Hạn hán Tây Nguyên: Nông dân tổng lực tìm nguồn nước tưới cây

Các nguồn nước phục vụ sản xuất đang cạn kiệt, hàng ngàn héc ta cây trồng ở Đắk Nông và các tỉnh Tây Nguyên đứng trước nguy cơ giảm năng suất, chết cây do thiếu nước tưới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát triển Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển thành phố Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á.

Phát triển Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

'Trùm' buôn xe Mercedes muốn bán lô đất ở TP.HCM, dự kiến mức lãi 'khủng'

Bất động sản mà Công ty cổ phần dịch vụ Ô tô Hàng Xanh muốn bán nằm ở quận Bình Tân, rộng hơn 6.282m2, giá thấp nhất 180 triệu đồng/m2. Mức giá này ước chừng lời gấp gần 2,5 lần so với giá vốn Ô tô Hàng Xanh từng bỏ ra để mua.

'Trùm' buôn xe Mercedes muốn bán lô đất ở TP.HCM, dự kiến mức lãi 'khủng'

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Với việc mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính, các dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thời gian hàng trăm ngày, tiết kiệm rất lớn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Bloomberg: Trung Quốc cho phép ngành hàng không tiếp nhận lại máy bay Boeing

Hãng tin Bloomberg ngày 13-5 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm tiếp nhận máy bay Boeing đối với ngành hàng không của nước này, sau tuyên bố chung về thuế quan với Mỹ.

Bloomberg: Trung Quốc cho phép ngành hàng không tiếp nhận lại máy bay Boeing

Vốn hóa Vinpearl lên 153.000 tỉ đồng, vượt các 'ông lớn' GAS, MBB

Cổ phiếu VPL của Vinpearl ngay phiên giao dịch đầu tiên trên sàn HoSE đã vọt lên 85.500 đồng, tăng gần 20% so với tham chiếu. Vốn hóa của Vinpearl đã lọt top 8 trên sàn HoSE, vượt GAS và MBB.

Vốn hóa Vinpearl lên 153.000 tỉ đồng, vượt các 'ông lớn' GAS, MBB

Thủ tướng mong không xảy ra chiến tranh thương mại sau đàm phán Mỹ - Trung Quốc

Việt Nam mong muốn không xảy ra chiến tranh thương mại, nhất là giữa các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc; thúc đẩy quan hệ hợp tác dựa trên luật lệ, thực hiện cam kết quốc tế với các thỏa thuận có lợi.

Thủ tướng mong không xảy ra chiến tranh thương mại sau đàm phán Mỹ - Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar