06/01/2017 09:26 GMT+7

Hiểu thế nào về phán quyết Tòa trọng tài 12-7-2016?

 Tiến sĩ TRẦN CÔNG TRỤC
Tiến sĩ TRẦN CÔNG TRỤC

TTO - Biển Đông và các thực thể đảo, đá ở đây có nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền. Phán quyết của Tòa trọng tài mới đây được coi là cơ sở để giải quyết các tranh chấp. Nhưng các bên đều có tuyên bố chủ quyền.

Vậy hiểu phán quyết này như thế nào đây?

Liên quan đến quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý của quần đảo Trường Sa, Tòa trọng tài đã tuyên:

- Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý, trong khi các cấu trúc chìm khi thủy triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy.

- Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. Các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

- Không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Tòa cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

Tuy nhiên, có người đặt câu hỏi: như vậy, bãi cạn Vành Khăn, Cỏ Mây... là những rạn san hô, bãi cát ngầm ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển được tòa xác định là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế theo đề nghị của Philippines có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa nói chung hay hai thực thể này nói riêng hay không?

Về vấn đề này, tòa đã nói rất rõ: Phán quyết của tòa không giải quyết vấn đề chủ quyền/phân định biển. Vậy có thể hiểu là riêng vấn đề chủ quyền đối với Vành Khăn, Cỏ Mây thì tòa không ra phán quyết, mà sẽ được các bên liên quan giải quyết về vấn đề chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ.

Lúc đó sẽ phải chứng minh Vành Khăn, Cỏ Mây... về mặt địa chất, địa mạo là một phần của Trường Sa hay một phần thềm lục địa của một quốc gia nào đó theo quy định của UNCLOS 1982. Tất nhiên, khi bàn thảo về nội dung này, người ta không thể không đề cập đến quần đảo Trường Sa bao gồm những thực thể nào, phạm vi của nó đến đâu?

Về vấn đề này, hiện nay chưa có bên liên quan nào công bố chi tiết, chính thức. Chẳng hạn, khi xác lập chủ quyền hợp pháp đối với Trường Sa từ khi quần đảo này còn là đất vô chủ, Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã xác định chung rằng quần đảo này bao gồm “các đảo và các thực thể phụ thuộc”. Vấn đề là các thực thể phụ thuộc đó nằm ở đâu và gồm có bao nhiêu? Các bên liên quan sẽ còn cùng nhau xem xét sau.

Nếu nghiêm túc dựa vào các quy định của UNCLOS, đối chiếu với trạng thái tự nhiên của chúng trên thực tế và với một thái độ thật sự cầu thị, thiện chí, khách quan, chắc chắn sẽ tìm ra được những đáp số chuẩn xác nhất. Phán quyết của Tòa trọng tài lần này cũng sẽ là tiền đề giúp cho các bên liên quan giải được bài toán khó khăn này.

Như vậy, phán quyết của Tòa trọng tài đã cung cấp và giải thích cho chúng ta những khái niệm pháp lý rất chính xác và rõ ràng; có thể được xem như là một phụ lục của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982; giúp cho chúng ta có căn cứ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong Biển Đông trước những tính toán giải thích và áp dụng sai các quy định của UNCLOS 1982 của Trung Quốc hòng độc chiếm Biển Đông, không chỉ những nội dung mà phán quyết Tòa trọng tài đã tuyên, mà còn các nội dung khác nữa.

Chẳng hạn, Trung Quốc từng giải thích và áp dụng sai điều 47 UNCLOS 1982 để công bố hệ thống đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải của cả quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) năm 1998.

Đây cũng là ví dụ điển hình cho việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982 của Trung Quốc. Họ cũng đang có phương án lặp lại điều tương tự ở Trường Sa. Tuy nhiên, với phán quyết này, tòa đã cảnh báo và ngăn chặn toan tính này của Trung Quốc.

Chính phán quyết cuối cùng của tòa, một mặt cho thấy chúng ta không thể áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 một cách tùy tiện để phục vụ những mục đích ngắn hạn, nhất thời; mặt khác, chúng ta càng làm rõ yêu sách các vùng biển tạo ra bởi các thực thể nằm trong quần đảo Trường Sa mà chúng ta có chủ quyền, cũng như những thực thể chúng ta đang quản lý, thực thi chủ quyền trong thực tế, sẽ càng góp phần vào việc thượng tôn pháp luật, bảo vệ UNCLOS 1982 và hạn chế bớt những mâu thuẫn, tranh chấp có thể nảy sinh do tình trạng nhập nhằng đang diễn ra trên thực tế.

Tiến sĩ TRẦN CÔNG TRỤC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ứng viên tổng thống Hàn Quốc tranh luận gay cấn: Seoul không nên 'đặt cược hết' vào Mỹ

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa các ứng viên tổng thống Hàn Quốc diễn ra đầy kịch tính, với quan hệ Mỹ - Hàn là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất.

Ứng viên tổng thống Hàn Quốc tranh luận gay cấn: Seoul không nên 'đặt cược hết' vào Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đề xuất Nga và Ukraine đàm phán tại Vatican

Tổng thống Ukraine chia sẻ kết quả hội kiến với Giáo hoàng Leo XIV và lần đầu gặp Phó tổng thống Mỹ Vance sau khi hai người khẩu chiến dữ dội tại Nhà Trắng.

Ngoại trưởng Mỹ đề xuất Nga và Ukraine đàm phán tại Vatican

Tình báo Ukraine: Nga sẽ phóng ICBM ngay trước thềm điện đàm Trump - Putin

Tình báo Ukraine khẳng định Nga sẽ phóng tập tên lửa đạn đạo liên lục địa nhằm hù dọa Kiev và các đồng minh ngay trước khi cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin.

Tình báo Ukraine: Nga sẽ phóng ICBM ngay trước thềm điện đàm Trump - Putin

Sau đàm phán tại Istanbul, ông Putin khẳng định mục tiêu của Nga

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga phản hồi tuyên bố của ngoại trưởng Ukraine về kết quả đàm phán tại Istanbul, trong khi ông Putin nhấn mạnh những mục tiêu phía Nga theo đuổi.

Sau đàm phán tại Istanbul, ông Putin khẳng định mục tiêu của Nga

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin rằng nam ca sĩ Justin Bieber sẽ ra làm chứng trong phiên tòa xét xử tội buôn bán tình dục của Sean "Diddy" Combs. Tuy nhiên Hãng tin AFP xác minh đây là video cắt ghép giả mạo.

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Câu chuyện một nam sinh Trung Quốc không thể dự kỳ thi tuyển sinh vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội, được nhiều người khen ngợi và kêu gọi đặc cách cho cậu vì phẩm chất tốt đẹp.

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar