18/11/2018 12:54 GMT+7

Hiện thực không phải là cách vẽ

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Mặc dù là lần đầu tiên trưng bày tác phẩm ở TP.HCM nhưng triển lãm của nhóm Hiện Thực (thành lập năm 2014) đã được công chúng yêu nghệ thuật chú ý.

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 1.

Tác phẩm điêu khắc Vườn ươm của nghệ sĩ Trần Thức là cái nhìn trực diện về những tranh cãi trong lĩnh vực giáo dục thời gian qua - Ảnh: MAI THỤY

Diễn ra từ ngày 14 đến 20-11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, 14 họa sĩ, nhà điêu khắc của nhóm đem đến cho người xem 63 tác phẩm về thiên nhiên và đời sống con người Việt Nam.

Các tác phẩm được sáng tác trong năm 2018 với phong cách hiện thực rõ nét từ kỹ thuật tạo khối, lên màu cho đến cách lựa chọn đề tài.

Nếu ở căn phòng này của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, những gam màu sắc lạnh tạo không khí tù túng trong những bức tranh của họa sĩ Vũ Ngọc Vĩnh, Nguyễn Văn Bảy thì ở một gian phòng khác, tác giả Trịnh Minh Tiến lại cho người xem một cảm nhận khác về hiện thực.

Với những bức vẽ được thể hiện trên nắp capô xe hơi, tác phẩm của Trịnh Minh Tiến là sự giao thoa giữa phong cách hiện thực và trường phái ấn tượng: mỗi tác phẩm là một trải nghiệm tức thời của họa sĩ với cơn mưa Hà Nội và cái bóng của những tòa giáo đường hiện lên trên nắp capô.

"Đối với những ai mới tiếp xúc với hội họa, tranh hiện thực có lẽ là dòng tranh dễ xem nhất vì chúng tập trung mô tả sự vật, con người thường ngày. Tuy nhiên, để chúng ta đánh giá đúng đâu là một bức tranh đẹp thì lại vô cùng khó khăn bởi phải tìm ra nét riêng biệt của họa sĩ xen lẫn trong những đối tượng được tả thực" - họa sĩ Phạm Bình Chương, thành viên nhóm Hiện Thực, chia sẻ.

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 2.

Tranh sơn dầu Cô gái với chiếc lông ngỗng - Họa sĩ Vũ Ngọc Vĩnh

Trong buổi khai mạc triển lãm, họa sĩ, nhà phê bình Nguyễn Quân đã nhắc lại lời đề từ của một triển lãm ông và một số họa sĩ Việt Nam từng tham gia vào những năm 1990 ở Singapore: "Hiện thực không phải là cách vẽ mà là một thái độ sống".

Theo nhà phê bình Nguyễn Quân, nhóm Hiện Thực đã tạo nên một cú hích cho nghệ thuật Việt Nam kể từ khi trào lưu hiện thực sau những năm đổi mới bị thoái trào. "Các họa sĩ của nhóm đã quay lại nhìn thực tại bằng nhiều cách khác nhau, qua đó chứng minh cho công chúng sự khác biệt giữa cách nhìn và cách thấy một tác phẩm nghệ thuật" - ông phân tích.

Vì dám nhìn trực diện vào xã hội, tác phẩm hiện thực cũng thường xuyên va chạm các vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, theo họa sĩ Nguyễn Trung Tín, chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật TP.HCM, sự va chạm này xuất phát từ tâm hồn trong trẻo của người nghệ sĩ với mong muốn xã hội ngày càng tốt đẹp.

Vì vậy, Hội đồng nghệ thuật TP.HCM luôn đưa tiêu chí giá trị tác phẩm lên hàng đầu khi đánh giá một sáng tác chứ không đặt nặng vấn đề trải nghiệm cá nhân của tác giả.

Họa sĩ Phạm Minh Đức chia sẻ kể từ khi nhiếp ảnh xuất hiện, phong cách hiện thực đã trải qua rất nhiều chặng đường thay đổi.

Từ việc phác họa đối tượng ở mức tương đối, các họa sĩ vẽ tranh hiện thực ngày càng chú ý hơn đến việc tạo gờ, khối cho chi tiết để nâng mức độ tả thực của tranh. Bên cạnh đó, thông qua sự biến chuyển của kỹ thuật, nội dung sáng tác hiện thực cũng ngày càng đa dạng và rẽ sang nhiều hướng mới mẻ hơn.

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 4.

Tranh sơn dầu Tuổi thơ - Họa sĩ Lê Thế Anh

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 5.

Tranh sơn dầu Tôi lựa chọn - Họa sĩ Mai Duy Minh

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 6.

Tranh sơn dầu Lối về - Họa sĩ Phạm Bình Chương

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 7.

Tranh sơn dầu Gia đình - Họa sĩ Lê Thế Anh

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 8.

Tranh sơn dầu Đêm - Họa sĩ Mai Duy Minh

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 9.

Tranh màu nước Sau cơn mưa - Họa sĩ Nguyễn Toán

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 10.

Tranh sơn dầu Sắc xuân - Họa sĩ Phạm Bình Chương

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 11.

Tranh sơn dầu Ngóng đợi - Họa sĩ Nguyễn Văn Bảy

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 12.

Tranh sơn dầu Hoài niệm - Họa sĩ Nguyễn Lê Tân

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 13.

Tranh sơn dầu Hai chị em - Họa sĩ Nguyễn Đình Duy Quyền

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 14.

Tranh sơn dầu Đàn ông - Họa sĩ Vũ Ngọc Vĩnh

Hiện thực không phải là cách vẽ - Ảnh 15.

Tranh màu nước Suối bạc - Họa sĩ Nguyễn Toán

TTO - Hơn 70 tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu, màu nước đến từ nhóm Hiện thực đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM thu hút sự quan tâm của khách tham quan.

MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar