13/04/2022 10:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Kinh nghiệm từ sông Hàn

ĐĂNG NAM
ĐĂNG NAM

TTO - Người ta thường ví dòng sông là "dải lụa mềm" và đô thị nào có dải lụa ấy vắt qua thì quả là điều may mắn, trước tiên là cho chính những cư dân nơi đó. TP.HCM hay Đà Nẵng là những thành phố có được diễm phúc ấy.

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Kinh nghiệm từ sông Hàn - Ảnh 1.

Hơn 20 năm trước, sông Hàn (Đà Nẵng) đã bắt đầu làm bờ kè bao bọc hai bờ sông, từ đó làm đường, công viên, địa điểm giải trí ven hai bờ sông. Đến nay dòng sông Hàn là điểm nhấn phát triển vượt bậc của Đà Nẵng - Ảnh: NGUYỄN TRÌNH

Giống như TP.HCM, Đà Nẵng may mắn sở hữu dòng sông Hàn chảy ngang qua lòng thành phố đầy mộng mơ. Con sông Hàn trước khi đổ ra cửa biển cũng uốn lượn "bên lở bên bồi".

Nhưng vì gần cửa biển nên mỗi lần thủy triều xuống thì dưới mép bờ sông lộ ra những "hố rác", thêm vào đó những miệng cống thoát nước từ các khu dân cư sâu trong nội ô là nỗi ám ảnh của cư dân thành phố.

Từ một chuyến công tác Hàn Quốc

Ông Lê Hồng Minh - một cựu cán bộ của Đà Nẵng - nhớ lại: "Đà Nẵng sau thời kỳ chia tách với Quảng Nam (năm 1997) đầy ngổn ngang, nhất là giao thông.

Đặc biệt sau khi TP xây xong cầu sông Hàn, chuyện đi lại giữa quận 3 (nay là quận Sơn Trà) với quận 1 (nay là quận Hải Châu) được phần "giải tỏa", nhưng trục đường Bạch Đằng chạy ven bờ tây sông Hàn khi ấy nhìn "quê lắm", chẳng có vỉa hè, đặc biệt mỗi khi triều xuống thì rác rưởi muôn kiểu lộ ra trước mắt.

"Đó không chỉ là nỗi ám ảnh của người dân sống ven sông mà là nỗi trăn trở của lãnh đạo TP", ông Minh nói.

Thế rồi trong một chuyến đi công tác ở Seoul (Hàn Quốc), ngồi cà phê tầng 7 của một khách sạn bên sông Hàn, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Bá Thanh sau một hồi lặng lẽ quan sát những tia sáng lấp lánh từ phía bên kia bờ sông Hàn phản lại đã vẫy tay bảo thư ký của mình lúc bấy giờ là ông Lê Hồng Minh:

"Anh kiếm taxi chạy quanh một vòng đếm giúp tôi xem có bao nhiêu cây cầu bắc qua con sông này. Luôn tiện qua bên kia xem họ làm bờ sông như thế nào", ông Minh nhớ lại lời dặn của ông Thanh.

"Thám thính" một vòng, ông Minh quay lại khách sạn báo cáo: "Có tổng cộng 4 cây cầu đường sắt và hơn 20 cây cầu các loại bắc qua sông Hàn. Riêng hai bên bờ sông người ta đóng rất nhiều cọc rồi đổ bêtông trên đó". Nghe vậy, ông Thanh búng ngón tay "OK".

Sau chuyến công tác ấy, ông Thanh triệu tập ngay một cuộc họp với nội dung duy nhất: "Đề nghị Sở Xây dựng lập đoàn qua Seoul học tập cách người ta làm vỉa hè dọc sông".

Những công viên dọc bờ sông

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Kinh nghiệm từ sông Hàn - Ảnh 2.

Đôi bờ sông Hàn (Đà Nẵng) đều đổ cọc, làm bờ kè, không ảnh hưởng đến dòng chảy - Ảnh: ĐĂNG NAM

Kinh nghiệm làm vỉa hè dọc bờ sông Hàn (Hàn Quốc) lập tức được áp dụng cho Đà Nẵng, trước tiên là dọc tuyến đường Bạch Đằng hiện hữu.

"Rất đơn giản, người ta đúc hàng trăm cây cọc, đóng dọc theo mép sông rồi đổ bêtông lấn ra phía ngoài. Làm như vậy thì lòng sông không bị lấn chiếm ảnh hưởng đến dòng chảy, ngược lại phía trên chúng ta lại có mặt bằng để tạo ra không gian sinh hoạt cho người dân" - ông Lê Hồng Minh cho hay.

Với cách làm này, Đà Nẵng đã biến trục đường Bạch Đằng thành một trong những con đường có giá trị cực cao không chỉ về kinh tế mà còn về không gian sống.

Nhiều công viên "mini" kể từ đó mà hình thành, tạo nên một không gian sinh hoạt cho cộng đồng dân cư của TP lẫn du khách. Các công viên ngay trước cầu chữ T (trước trụ sở UBND TP cũ), công viên đối diện chợ Hàn, tiếp đó là vệt công viên từ chân cầu Rồng đến cầu Trần Thị Lý đã giúp cho mặt sông Hàn thêm lung linh về đêm.

Sau thành công đó, phía bờ đông (nay là đường Trần Hưng Đạo) đã được kéo dài. Tính đến nay đã có hơn 20km tuyến đường chạy ven hai bên bờ sông Hàn tạo nên những công viên bên sông tráng lệ và thơ mộng không thua kém gì sông Hàn của thủ đô Seoul (Hàn Quốc).

Nếu hai bên bờ sông Sài Gòn được quy hoạch và thiết kế như hai bên bờ sông Hàn của Đà Nẵng hiện tại thì không chỉ giúp "giải tỏa" vấn đề lưu lượng giao thông đi lại mà còn tạo ra những điểm nhấn dọc hai bên sông, nó vừa kết nối giao thông vừa sử dụng đất để thúc đẩy kinh tế dịch vụ dựa trên điều kiện sẵn có.

Và con đường ven sông Sài Gòn chính là cách thức chúng ta hiện thực hóa việc kết nối hạ tầng, từ đó tạo ra bộ khung quan trọng để làm tiền đề cho việc đầu tư, khai thác các hoạt động kinh tế, dịch vụ...

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Kinh nghiệm từ sông Hàn - Ảnh 3.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Mô hình kênh - hồ - quảng trường

TTO - Sông Sài Gòn là một nguồn lực phát triển cho cả đô thị và vùng nông thôn mới của TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar