06/05/2009 08:43 GMT+7

Hiến đất lập làng

MẠNH DŨNG
MẠNH DŨNG

TT - Không đành lòng trước cảnh nhiều người dân màn trời chiếu đất sau cơn lũ quái quét sạch thôn Tùng Chỉn hồi tháng 7 năm ngoái ở Lào Cai, hai nông dân ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát đã cùng nhau hiến 10.000m2 đất đang canh tác cho bà con lập làng.

Phóng to
Một góc làng Tùng Chỉn hôm nay - Ảnh: Mạnh Dũng

Hai người đó là anh Phàn Trung Thu và ông Lý Díu Sin. Ông Lý Díu Sài, một người dân, chỉ ngôi nhà của mình nói: “Căn nhà này dựng trên đất của thằng Thu nó cho đấy. Nhà cũ bị lũ cuốn đi hết rồi, thằng Thu không cho đất thì chẳng biết ở đâu”.

Tìm người cùng hiến đất

Tháng 7 năm ngoái, khi trận lũ quét xảy ra ở thôn Tùng Chỉn I, mười mấy hộ dân ở đây bị mất sạch nhà cửa, tài sản. Không đành lòng nhìn cảnh bà con chẳng có nơi trú thân, phải ở trong những lều, lán do bộ đội biên phòng dựng tạm, anh Phàn Trung Thu đã bàn với mẹ và vợ hiến tặng đất cho xã giúp dân.

Lúc đầu anh cũng đắn đo vì đây là đất bố mẹ anh đã khai hoang, cải tạo biết bao nhiêu năm mới có và cũng chỉ mới giao cho vợ chồng anh cách đây vài năm khi vợ chồng anh vừa ra riêng. Hơn nữa trên diện tích đất đó còn có hàng trăm cây trẩu, cây mỡ vợ chồng anh cất công trồng và chăm sóc chỉ ba năm nữa là cho thu hoạch. Ban đầu vợ anh cũng buồn bực lắm, nhưng rồi thương chồng, chị chiều anh.

San ủi mặt bằng xong nhưng bà con ở thôn Tùng Chỉn I xin định cư đông quá khiến diện tích 5.400m2 đất mà anh hiến trở nên chật chội, tính ra mỗi nhà chỉ được 10m mặt đường. Thế là anh sang nhà ông Lý Díu Sin ở liền thổ nhà anh thủ thỉ. Ông Lý Díu Sin, năm nay đã gần 70 tuổi, nghe anh Thu nói cũng vào tai, lại thấy anh đã hiến đất nên cũng bằng lòng cho san gạt hơn 4.000m2 đất. Ông Sin nói: “Anh Thu có ít đất hơn tôi mà còn hiến từng ấy, tôi chỉ hiến một ít ở chân đồi thôi có gì đâu. Vả lại đất này cho bà con mình làm nhà chứ có đi đâu mà tiếc ”.

Qua những ngày lũ

Trưởng thôn Tùng Chỉn II - ông Lý Láo Lở - cũng là người được anh Thu cho đất làm nhà, nói: “Khi bị mất nhà cửa tôi cũng chưa biết xoay xở thế nào, may mà có anh Thu giúp cho chỗ ở. Gia đình tôi và cả những người sống ở đây đều không bao giờ quên ơn anh Thu và ông Sin”.

Thôn tái định cư Tùng Chỉn II bây giờ như một con phố nhỏ với những nóc nhà san sát, người dân không còn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa đến. Từ thôn định cư mới về Tủng Chỉn I chỉ chưa đầy 30 phút đi bộ nhưng cuộc sống ở đây giờ đã đổi thay nhiều. Xuống trung tâm xã cũng chỉ một loáng đi bộ. Em Lý La Mẩy thích thú khi được chuyển đến nơi ở mới: “Trước đây cháu phải đi bộ 5 cây số mới tới trường, bây giờ thì gần hơn rồi, lại không sợ bị cái lũ nữa”.

Giữa mảnh đất mà đứng một nơi nhìn bốn bề chỉ thấy toàn núi đá lởm chởm, những người như anh Phàn Trung Thu và ông Lý Díu Sin đã góp phần làm sáng lên tình người ở dải đất biên ải này.

Nhưng không phải tất cả mọi thứ đều thuận lợi, thực tế cuộc sống của người dân chưa thể nói là ổn định vì từ ngày chuyển đến đây người dân vẫn phải sống trong cảnh không có điện, không có nước sạch, muốn làm vườn hay chăn nuôi con lợn, con gà cũng khó vì diện tích đất chỉ đủ làm nhà ở. Nhiều hộ mượn đất của gia đình anh Thu làm vườn, anh cũng cố gắng giúp nhưng không thể giúp hết tất cả.

Theo lời trưởng thôn Lý Láo Lở: “Trên nói sẽ sớm kéo điện và xây dựng công trình nước sạch cho thôn nhưng không biết bao giờ mới bắt đầu làm”. Cả khu định cư mới với 13 nóc nhà, mỗi nóc nhà 5-6 người nhưng buổi trưa ở đây vắng lặng chỉ có người già và trẻ nhỏ. Ông Lý Díu Sài ngồi bên bậc cửa, nheo mắt nhìn những đứa trẻ con bên kia đường chơi đùa, các con ông đi làm nương chưa về, có lẽ ông cũng bỏ qua luôn bữa trưa. Thiếu đất dựng nhà thì có thể có ông Sin và anh Thu hiến tặng, nhưng không có điện, không có nước sạch và cả không có đất canh tác thì có lẽ xã không thể tìm người hiến tặng được.

MẠNH DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

Trước tình trạng diện tích đầm trồng sen hồ Tây (Hà Nội) dần bị thu hẹp trong suốt nhiều năm qua, UBND quận Tây Hồ (cũ) đã phối hợp với cơ quan chuyên môn và người dân cải tạo đất trồng thêm được 7,5ha giống sen quý Bách Diệp.

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar