24/09/2006 14:49 GMT+7

Hiện đại hóa theo kiểu Omo!

ĐINH CÔNG THÀNH
ĐINH CÔNG THÀNH

TTCT - Trong vùng đèo heo hút gió nằm giữa Kenya và Sudan này, nơi những con đường mòn lầy lội không thể đi được vào mùa mưa, một vài bộ lạc du mục và một số khác định cư dọc bờ sông vẫn còn giữ nguyên truyền thống thời... nguyên thủy.

Phóng to

Một lần nữa, tôi tự hỏi: ai cho phép chúng ta gọi họ là man rợ?

TTCT - Trong vùng đèo heo hút gió nằm giữa Kenya và Sudan này, nơi những con đường mòn lầy lội không thể đi được vào mùa mưa, một vài bộ lạc du mục và một số khác định cư dọc bờ sông vẫn còn giữ nguyên truyền thống thời... nguyên thủy.

Họ được những người “văn minh” dạy rằng: du lịch là nguồn lợi béo bở để thu hoạch những đồng birrs, nhưng họ vẫn không thể nào hiểu được! Thoạt tiên văn minh đến với họ khi những di dân chạy trốn chiến tranh Sudan xuất hiện. Từ đó súng đạn và rượu bắt đầu được truyền bá cho các bộ tộc vùng Omo.

Thông thường một khẩu AK còn tốt có giá tám con bò! Mới cáu cạnh, khoảng 30-40. Đắt, tương đương với giá một phụ nữ đẹp. Nhưng cây súng còn có tác dụng khác nữa.

Các chiến binh của vùng thung lũng Omo khoái chí đến mức đi đâu cũng mang kè kè theo mình dù đang... cởi truồng! Những khẩu AK-47 hay M-16 nhập từ Sudan, được bố truyền lại cho con trai trưởng. Ngoài chuyện đó, cuộc sống chẳng thay đổi bao nhiêu, dù Chính phủ Ethiopie và các nhà truyền giáo nỗ lực vận động họ... mặc quần và sử dụng ngôn ngữ chính thức của cả nước Amharique!

Phóng to
Không xa nơi đây là chỗ đào được bộ xương người vượn Lucy lừng danh, được xem là thủy tổ nhân loại, sống cách nay 3,5 triệu năm. Trong vùng trũng của ngọn núi Rift rộng 60.000km2 này có khoảng 20 bộ tộc, dân số từ một đến vài chục ngàn sinh sống. Họ từ hai bờ sông Nil xa xăm mò đến vùng đất của thủy tổ nhân loại này. Mỗi bộ tộc có một lịch sử trang phục và cả ngôn ngữ riêng. Từ muôn thuở, họ vẫn chiến đấu với nhau để tranh giành các cánh đồng cỏ.

Cũng từ nghìn xưa, nghệ thuật vẽ trên mình, đồ trang sức, nghi lễ hi sinh, các kiểu tóc tai... của họ vẫn là nguồn sáng tạo vô biên và độc đáo. Ba màu cơ bản của đất sét: vàng, đỏ và trắng; cộng thêm các màu của thảo mộc.

Người ta dùng ngón tay để trét, cũng có thể dùng cành cây, cọng sậy, tạo ra những lằn vạch, đốm mắt, ngôi sao, tràng hoa... giống như thường thấy trên lưng của thú rừng hay cá, chim, dây leo và hoa. Các nhà nghệ sĩ dân gian này chỉ cần quan sát chung quanh mình là có thể tạo ra các tác phẩm mới. Những lằn vạch này uốn lượn theo những chỗ lồi lõm của cơ thể.

Phóng to
Nét rực rỡ nguyên thủy của thiên nhiên được thể hiện hoàn hảo trên khuôn mặt, lưng, chân tay. Lễ hội, chiến đấu, để tỏ lòng gan dạ, hoặc chỉ nhằm làm duyên mỗi ngày... Tất cả đều là cơ hội để vẽ lại các tác phẩm trên cơ thể, “không đụng hàng”, chẳng bị ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật nào cả.

Chính lý do đó đã khiến nhà nhiếp ảnh Hans Silvester bám sát theo họ trong suốt ba năm liên tục, với chín lần đến thung lũng Omo. Ở đây không ai lưu tâm đến “tác quyền hình ảnh” khi phải sống tám con người trong một túp lều cheo leo trên cành cây và ngủ trên những tấm da bò. Ở đây người ta vẽ mình không phải cho bản thân, mà để phô diễn, chia sẻ một kiểu trang trí đã thành công nhằm tạo ra một địa chỉ đặc trưng, riêng biệt.

Phóng to
Sau mỗi lần xuống sông tắm, họ vẽ lại tác phẩm với nét đơn sơ phóng khoáng mà ngay cả các nghệ sĩ lừng danh của thế giới hiện đại như Matisse, Miro hay Picasso... cũng không hơn được! Đặc biệt là bộ tộc Surma, mỗi ngày có thể tắm và vẽ lại cơ thể nhiều lần. Đây là một dân tộc khổng lồ, đàn ông có chiều cao trên 2m, phụ nữ 1,9m. Họ còn dùng thêm các loại hoa, trái, lá, lông để trang sức cho cơ thể. Sức sáng tạo cao nhất ở các nhóm thanh thiếu niên, khi chúng chăn các đàn gia súc trên đồng cỏ, có nhiều thời gian rảnh rỗi. Đá núi lửa được nghiền nát rồi hòa với nước tạo ra màu sắc độc đáo.

Là những chiến binh khủng khiếp, thể hiện qua các nghi thức chiến tranh tàn bạo, nhưng họ lại rất dịu dàng với các đàn gia súc. Tuy nhiên, trong các vùng cỏ khô cằn này, với vô số loài thú hoang độc ác, chăm sóc chúng là điều không dễ dàng. Chính gia súc cung cấp sữa và máu, nguồn thức ăn cơ bản của bộ tộc.

Cứ ba tuần lễ, một con bò cái có thể cấp 2 lít máu, được cắt ở tĩnh mạch cổ, nơi vết thương có thể chóng lành nhờ xoa bóp. Ban đêm, một đống lửa được đốt lên giữa kraal, một khu rào chắn, được vây quanh bằng các bụi cây gai. Người ngủ chung với gia súc. Để chống muỗi, người ta thoa lên mình một lớp bùn trộn lẫn với tro.

Phóng to

Thế giới của đàn bà chính là buôn làng, nơi họ phải lo liệu mọi việc. Trái với đàn ông luôn trần truồng, họ mặc quần áo. Ngay từ lúc còn nhỏ họ được trang bị một cái khố làm bằng da dê. Con gái không thích người ta nhìn thấy mình trần truồng. Trong những cách làm duyên, kỳ quái nhất là chiếc đĩa đeo ở môi dưới của phụ nữ bộ tộc Mursi và Surma.

Ngay từ lúc bé thơ, người ta đã chèn vào môi dưới của họ những chiếc đĩa, càng lúc càng to dần. Với thời gian da thịt trở nên căng chắc. Người ta không biết nguồn gốc của tục lệ này. Có lẽ nhằm ngăn chặn ác quỉ đi vào cơ thể qua đường miệng. Phụ nữ bộ tộc Hamer còn có một tục lệ rất lạ. Họ dùng mỡ trộn với bột đất đỏ thoa lên khắp mình, rồi khiêu vũ dữ dội, khích cho đàn ông dùng roi đánh mình đến rướm máu. Ở đây đánh nhẹ là... không yêu!

Với những cô gái, làm đẹp là phải cẩn đồ trang sức vào trong da thịt. Được cấy theo những hình cân đối, vết thương được đắp lên bằng một loại cỏ gây ngứa khiến nó sưng vù lên. Rồi đến một loại cỏ khác làm lành da. Đàn ông có những vết sẹo trên cánh tay để ghi dấu những chiến công đã trải qua trong cuộc đời.

Phóng to

Chế độ đa thê hiện hữu trong tất cả bộ tộc này. Nhưng có nhiều vợ không phải là chuyện dễ dàng. Ghen tuông và xung đột diễn ra liên miên. Ngày mà ông bố muốn cưới thêm cô vợ trẻ và đẹp hơn, thì chính cậu con trai lớn cũng đòi cưới vợ! Tìm đâu ra đủ bò cái để “chung độ” cho nhà gái? Chỉ có cách mò sang bộ tộc kế cận... cướp! Thế là xung đột đẫm máu xảy ra.

Đàn bà cũng rắc rối không kém. Dù mỗi người có một căn lều riêng, họ cũng vẫn đánh nhau để giành đức ông chồng! Con gái thì khỏi cần nói! Nếu ông bố chọn chàng rể không trúng ý con gái, nó sẽ leo lên cây thắt cổ! Sẽ không còn có bò, dê, cừu nào nữa... Viễn cảnh mất tất cả khiến ông bố phải quyết định một cách khôn ngoan. Ở những xứ sở văn minh cũng có khác gì đâu?

Hans Silvester kể lại: “Lần trở lại sau cùng vào mùa hè năm nay, tôi kinh ngạc vì sự tiếp đón quá nồng hậu của họ. Dĩ nhiên, họ không đi chung một con đường với chúng ta. Hạnh phúc của họ ở về một hướng khác. Nhưng nghi thức của họ đích thực là văn hóa. Trong thung lũng Omo, tôi đã gặp được những con người tự do.

Phóng to
ĐINH CÔNG THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Hai chiếc áo thường phục của hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, được một người ở Mỹ tặng lại TP Huế để trưng bày. Áo vừa hồi cố hương.

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar