TTCT - Một đêm thức khuya làm bài đến 2g sáng, khi mọi người trong nhà đều yên giấc, tôi tự thưởng cho mình vài phút thư giãn với tờ Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ra ngày 10-6. Lật qua những trang báo, tôi chợt dừng lại ở bài viết "Chợ Lớn nhìn từ những con hẻm" có hình con hẻm nhỏ cùng bảng tên viết ba ký tự tiếng Hoa. Hình ảnh ấy sao mà gần gũi đến lạ, đưa tôi về với những gì thân thuộc từ tuổi thơ mình. Con hẻm trong hình minh họa là hẻm Tô Châu trên đường Trần Hưng Ðạo (Q.5, TP.HCM). Ðấy chính là con hẻm quen thuộc mỗi sáng ba hay chở tôi đi học ngang qua sáu bảy năm trước. Tôi bắt đầu đọc bài viết với những tên hẻm nghe rất đặc trưng của người Hoa: Nha Thái Hạng, Tô Châu lý, Hào Sĩ phường... Những con hẻm ấy tôi chưa đi qua bao giờ nhưng từng câu từng chữ viết về chúng khiến tôi thích thú vô cùng. Ðơn giản là tôi đã sinh ra và trải qua những năm tháng đầu đời ở khu vực đường Trần Hưng Ðạo và đường Nguyễn Văn Ðừng (Q.5), nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác vừa thích thú, vừa sợ sệt mỗi lần theo mẹ đi chợ Nguyễn Thời Trung, được mẹ dẫn đi qua con hẻm chật chội, nơi dễ dàng nghe thấy tiếng Hoa vọng ra từ nhiều ngôi nhà nhỏ có phần cũ kỹ và tối tăm. Trong hẻm có những cụ già ngồi trước cửa nhà trò chuyện với nhau bằng thứ tiếng mà tôi hay nghe được từ phim kiếm hiệp Trung Quốc mỗi khi anh Hai tôi xem. Cuối hẻm là những tiệm tạp hóa treo lủng lẳng mấy bịch bánh ống, mấy cái mặt nạ giấy hình Tề Thiên, Bao Công... - những thứ đồ chơi rẻ tiền nhưng đủ làm lũ con nít như tôi vui ra mặt khi được ông nội mua cho. Năm 2006 gia đình tôi và ông bà nội rời Q.5, chuyển về sống tại một khu dân cư mới, tách biệt và sang trọng. Thời gian trôi đi, nhiều chuyện xảy ra và nhiều thứ đã thay đổi. Căn hộ chung cư của gia đình tôi ở đường Trần Hưng Ðạo ba mẹ đã bán cho một người quen. Nhà của ông bà nội trên đường Nguyễn Văn Ðừng thì cho người ta thuê. Ông bà nội tôi đã mất trước khi được nhìn thấy tôi vào trường cấp III như ông bà mong ước. Còn tôi, tôi đã dần quen với những con đường rộng rãi, vắng xe cộ qua lại và xung quanh là các ngôi biệt thự kín cổng cao tường. Nhưng con bé thích đeo mặt nạ Tề Thiên ngày xưa vẫn chưa bao giờ quên con đường Trần Hưng Ðạo tấp nập xe cộ cũng như nhiều con hẻm nhỏ - nơi có những căn nhà trệt kiểu cổ với cánh cửa gỗ thấp, tạo cho người ta cảm giác gần gũi và thấm đậm tình làng nghĩa xóm. Bài viết của tác giả Cảnh Chánh nói trên đã làm tôi không thể rời mắt khỏi trang báo và những hình minh họa. Lòng tôi chùng lại khi tác giả nhắc đến những con hẻm ở Chợ Lớn đã và đang bị phá dỡ hay bị biến thành địa điểm du lịch như các nước khác đã làm. Tôi mong vài chục năm nữa thế hệ trẻ như tôi hiện nay vẫn còn có thể tìm lại được một nét văn hóa gần gũi, thân thuộc giữa lòng Sài Gòn tất bật, nhộn nhịp. Tags: Chợ LớnCon hẻmChợ Bình TâyKhách nước ngoài
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Quy định mới của Bộ Chính trị: Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương có từ 7 đến 9 thành viên THÀNH CHUNG 05/07/2025 Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú mới đây ký ban hành quy định 332 của Bộ Chính trị về tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông Trump thông báo thuế cho 12 nước bằng thư, cảnh báo áp thuế lên tới 70% từ 1-8 UYÊN PHƯƠNG 05/07/2025 Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã ký thư gửi đến 12 quốc gia, nêu rõ mức thuế áp với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, trong đó mức thuế mới có thể lên đến 70%.
Ca sĩ chơi 4,3 triệu USD, giám đốc chơi 1 triệu trong vụ án đánh bạc 107 triệu USD THÂN HOÀNG 05/07/2025 Có giám đốc đã 65 lần chi tổng số tiền 1,2 triệu USD, ca sĩ chi 4,3 triệu USD để đánh bạc tại King Club (khách sạn Pullman).
MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt LÊ GIANG 05/07/2025 MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.