21/06/2023 16:26 GMT+7

Hệ vi khuẩn đường ruột có liên quan tới trí thông minh?

Nghiên cứu về tác động của hệ vi khuẩn đường ruột đối với não bộ và với trí thông minh đang là một khảo hướng quan trọng ở nhiều trường đại học trên thế giới.

Hệ vi khuẩn đường ruột có liên quan tới trí thông minh? - Ảnh 1.

Vi khuẩn Oxalobacter trong ruột bị xem khiến trí thông minh thấp - Ảnh: IPNA

Theo công bố của tạp chí NewScientist, GS Tie Lin Yang tại Đại học Giao thông Tây An (Trung Quốc) và các đồng nghiệp đã phân tích tác động nhân quả tiềm tàng của hai nhóm vi khuẩn đường ruột - Fusicatenibacter và Oxalobacter - để tìm hiểu liệu chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh hay không.

260.000 người được nghiên cứu bộ gene

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu hệ vi sinh vật và bộ gene được thu thập trước đó từ hơn 18.000 người.

Nhóm nghiên cứu đã xác định chính xác 10 biến thể di truyền trước đây có liên quan đến số lượng vi khuẩn Oxalobacter trong ruột của con người và 14 biến thể di truyền liên quan đến Fusicatenibacter.

Ngoài ra, nhóm cũng phân tích điểm kiểm tra ngôn ngữ và toán học, cũng như dữ liệu bộ gene của một nhóm riêng biệt gồm hơn 260.000 người.

Kết quả, họ phát hiện ở những người có hệ đường ruột chứa nhiều vi khuẩn Oxalobacter sẽ có điểm kiểm tra thấp. Trong khi những người có nhiều vi khuẩn Fusicatenibacter có điểm số cao hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ẩn số để khẳng định mức độ điểm kiểm tra này phản ánh trí thông minh của một ai đó.

Bà Kaitlin Wade tại Đại học Bristol (Anh) giải thích: “Các bài kiểm tra bằng ngôn ngữ và toán học là một đại diện khá tốt cho trí thông minh. Nhưng thông minh là một đặc điểm phức tạp và đa yếu tố nên không thể gói gọn trong một hoặc hai thước đo”.

Hệ vi khuẩn đường ruột có liên quan tới trí thông minh? - Ảnh 2.

Vi khuẩn Fusicatenibacter được xem giúp trí thông minh cao - Ảnh: LONGEVITY.TECHNOLOGY

Vì vậy, thay vì chỉ đơn giản xem xét tương quan của hệ vi khuẩn đường ruột với trí thông minh, các nhà nghiên cứu ở Tây An đã xác định hơn 150 biến thể di truyền có liên quan đến các kỹ năng ngôn ngữ và toán học.

Sau đó, họ tìm kiếm mối liên hệ giữa các biến thể này và số lượng của hai loại vi khuẩn, điều này minh họa rõ hơn khả năng vi khuẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh.

Trong trường hợp của vi khuẩn Fusicatenibacter, các nhà nghiên cứu cũng liên kết mức độ vi khuẩn cao hơn với thể tích não lớn hơn, điều này có liên quan đến trí thông minh.

Nhưng làm thế nào vi khuẩn Oxalobacter có thể làm giảm điểm kiểm tra lại chưa được biểu thị rõ ràng.

Để thông minh hơn, có thể thay đổi vi khuẩn đường ruột?

Cũng theo TS Wade nói: “Chúng ta có dữ liệu rất hạn chế về mối liên hệ giữa di truyền học và hệ vi sinh vật, nên nhiều nghiên cứu về hệ vi sinh vật sử dụng loại phân tích này đang dùng một lát cắt còn khá đơn giản để xác định tập hợp các biến thể di truyền đó".

Bà nhấn mạnh thêm: Cần mở rộng thêm đối tượng nghiên cứu ở nhiều châu lục để xem những phát hiện này có áp dụng cho các quần thể khác hay không.

Trước câu hỏi liệu một ngày nào người ta có thể nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và toán học bằng cách thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột của họ? Bà Wade cho biết: “Vẫn còn quá sớm để nói bạn có thể sử dụng một số loại vi khuẩn như một chất bổ sung để tác động đến trí thông minh".

Nhìn rộng hơn, BS Anthony L. Komaroff, tổng biên tập tạp chí Harvard Health của Đại học Harvard, viết: "Trong khi ý tưởng này còn lâu mới được chứng minh, có thể hệ vi khuẩn đường ruột trong cơ thể chúng ta còn ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, trầm cảm, thoái hóa thần kinh và sa sút trí tuệ Alzheimer. Kể cả các loại hành vi như khả năng học hỏi, thái độ, sự đồng cảm…

Tuy nhiên, có thể khẳng định các vi khuẩn tồn tại trong cơ thể không chỉ là những kẻ ăn bám".

Rối loạn tự kỷ liên quan tới mất cân bằng vi khuẩn đường ruột

Một nghiên cứu gần đây của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có liên quan đến chứng rối loạn sinh học trong hệ vi sinh vật đường ruột.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar