15/02/2014 20:23 GMT+7

Hệ thống sông Amazon khởi nguồn từ Peru

THIÊN NHIÊN
THIÊN NHIÊN

TTO - Sau gần 4 thế kỷ nghiên cứu và đưa ra các nhận định khác nhau, cuối cùng nơi khởi nguồn của dòng sông Amazon, Nam Mỹ vừa được các nhà khoa học công bố.

Đó là sông Mantaro thuộc Peru.

Phóng to
Đồ họa sông Mantaro - khởi nguồn của hệ thống sông Amazon - Ảnh: Daily Mail

Từ năm 1600 đến nay, các nhà khoa học xác định có ít nhất 5 nhánh sông địa phận Peru, trong đó có sông Apurimac - được xác định năm 1971 là nơi khởi nguồn của hệ thống sông Amazon.

Nay các nhà khoa học tại ĐH California (Mỹ) công bố chúng không phải là nơi khởi nguồn, mà thay vào đó là sông Mantaro thuộc Peru, theo hãng tin Anh Fox News ngày 14-2.

Theo Daily Mail, sử dụng dữ liệu được theo dõi qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hình ảnh vệ tinh, nhà nghiên cứu James Contos và các đồng nghiệp tại ĐH California cho hay sông Mantaro dài hơn sông Apurimac khoảng 10%.

Phóng to
Sông Mantaro, địa phận Peru - Ảnh: National Geographic

Sông Mantaro có khởi nguồn từ phía đông bắc đến đông nam “xuyên” qua thung lũng Mantaro tại khu vực trung tâm Peru. Theo đó, nếu cộng đồng khoa học thế giới công nhận kết quả này, toàn bộ hệ sống sông Amazon sẽ có chiều dài tăng thêm từ 75-92km so với chiều dài hiện tại đo được là 6.437km.

Trước đó, vào năm 2000, một đoàn thám hiểm của kênh National Geographic (Mỹ) xác nhận hồ Ticlla Cocha phát nguyên từ vùng núi tuyết Mismi, Peru là nơi khởi nguồn của sông Amazon.

Các nhà khoa học nói nghiên cứu này cung cấp góc nhìn mới - những bí ẩn về khởi nguồn của sông Amazon gây tranh cãi trong thời qua. Nhưng liệu đây có phải là kết quả nghiên cứu cuối cùng?

Sông Apurimac, địa phận Peru - Ảnh: Daily Mail
THIÊN NHIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar