31/05/2023 10:27 GMT+7

Hệ thống chống máy bay không người lái hoạt động như thế nào?

Cuộc xung đột ở Ukraine đã chứng minh tầm quan trọng của máy bay không người lái (UAV) trong chiến tranh hiện đại khi được cả hai bên dùng để trinh sát, nhắm mục tiêu và tấn công.

Hệ thống chống máy bay không người lái hoạt động như thế nào? - Ảnh 1.

RLK-MTs Valdai, hệ thống radar chuyên dụng của Nga để phát hiện, ngăn chặn và vô hiệu hóa các máy bay không người lái nhỏ - Ảnh: SPUTNIK

Làm thế nào để phát hiện và ngăn máy bay không người lái (UAV)? Hãng tin Sputnik đã điểm lại một loạt hệ thống có khả năng chặn được UAV.

Hệ thống phòng thủ bằng tên lửa

Trong nửa sau của thế kỷ XX, Liên Xô và Mỹ tập trung nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không nhằm vào các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay vận tải, tên lửa đạn đạo và hành trình có người lái lớn và đắt tiền.

Trọng tâm chính của hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không vẫn là đạn phóng bằng tên lửa được thiết kế để đánh chặn cũng như tiêu diệt máy bay và tên lửa của đối phương.

Đối với máy bay không người lái có kích thước lớn, bao gồm máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) như Bayraktar TB2, General Atomics MQ-9 Reaper hoặc Northrop Grumman RQ-4A Global Hawk, có sải cánh 12, 20 hoặc thậm chí 40m tương ứng, cách phòng thủ hiệu quả nhất vẫn là những tên lửa kiểu cũ được thiết kế để nhắm vào máy bay phản lực.

Radar chuyên dụng 

Đối với các máy bay không người lái nhỏ hơn, khó bị phát hiện hơn, bao gồm cả mini và micro UAV, quân đội Nga đã phát triển một hệ thống phòng không RLK-MTs Valdai để chống lại. 

Đây là một radar chuyên dụng được thiết kế đặc biệt để phát hiện, ngăn chặn và vô hiệu hóa các máy bay không người lái nhỏ có tiết diện radar cực thấp.

Hệ thống chống máy bay không người lái hoạt động như thế nào? - Ảnh 2.

Hệ thống tên lửa trong buổi diễu hành trên đường phố Matxcơva - Ảnh: SPUTNIK

Nó được thiết kế để phát hiện máy bay không người lái của đối phương ở khoảng cách lên đến 15km và hạ gục chúng bằng các biện pháp đối phó điện tử (sử dụng module triệt tiêu tín hiệu điều khiển và điều hướng) ở cự ly gần từ 2km trở xuống.

Chỉ huy lực lượng phòng không Nga, trung tướng Andrey Demin, xác nhận các RLK-MT “đã thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ các cơ sở quân sự và nhà nước quan trọng, bao gồm cả những cơ sở trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt".

Laser chống lại máy bay không người lái

Những tiến bộ trong vũ khí xung laser đã nâng cao triển vọng sử dụng chúng trong chiến tranh hiện đại. Năm 2022, ông Yuri Borisov - cựu phó thủ tướng Nga chịu trách nhiệm về quốc phòng và công nghiệp vũ trụ - tiết lộ quân đội Nga đã thử nghiệm một hệ thống laser chiến đấu bí ẩn có tên Zadira có khả năng đốt cháy máy bay không người lái trong vài giây ở khoảng cách xa lên đến 5km ở Ukraine.

Nga không phải quốc gia duy nhất dùng vũ khí laser chống máy bay không người lái. Mỹ và Israel cũng đang nghiên cứu loại vũ khí này.

Dùng UAV chống lại UAV

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong danh sách các hệ thống phòng thủ chống máy bay không người lái di động là các UAV khác.

Các hệ thống như máy bay không người lái tự sát ZALA Lancet có khả năng nhắm mục tiêu vào UAV của kẻ thù.

Khi một UAV của kẻ thù tiếp cận, Lancet sẽ khóa mục tiêu của kẻ thù và bổ nhào vào nó với tốc độ cao để buộc nó rời khỏi bầu trời.

Thị trưởng Kiev: Ukraine bắn hạ 10 máy bay không người lái do Iran chế tạo

TTO - Ngày 14-12, ông Vitali Klitschko, thị trưởng thành phố Kiev của Ukraine, khẳng định đã bắn hạ 10 máy bay không người lái (UAV) Shahed, loại vũ khí do Iran chế tạo. Nga từng nhiều lần bác bỏ thông tin dùng UAV của Iran.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar