26/12/2006 20:25 GMT+7

Hệ thống cấp cứu tại TP.HCM: Yếu và thiếu chuyên nghiệp!

Theo NGỌC TRƯỚC - Sài Gòn giải phóng
Theo NGỌC TRƯỚC - Sài Gòn giải phóng

Mỗi khi có sự cố về sức khỏe, người dân đều cần đến sự hỗ trợ của lực lượng y tế. Số lượng bệnh viện (BV) trên địa bàn TP.HCM cũng được xem là “dày đặc” nhất trong các tỉnh thành. Vậy mà nhiều khi người dân có nhu cầu gọi cấp cứu thì… bị từ chối!

Phóng to
Để nâng cao chuyên môn, nhân viên BV Cấp cứu Trưng Vương phải thường xuyên thao tác cấp cứu bệnh nhân trên mô hình. Ảnh: TR.NG.
Mỗi khi có sự cố về sức khỏe, người dân đều cần đến sự hỗ trợ của lực lượng y tế. Số lượng bệnh viện (BV) trên địa bàn TP.HCM cũng được xem là “dày đặc” nhất trong các tỉnh thành. Vậy mà nhiều khi người dân có nhu cầu gọi cấp cứu thì… bị từ chối!

Bệnh viện từ chối… cấp cứu!

Theo Quy chế cấp cứu của Quy chế BV do Bộ Y tế ban hành, mỗi BV công và ngoài công lập, TTYT quận huyện, phòng khám đa khoa đều có phòng, khoa cấp cứu và sẵn sàng cấp cứu kịp thời người bệnh ngoài BV.

Thực hiện chỉ đạo này, các BV đề xuất và được trang bị cho đơn vị mình một lượng xe cấp cứu. Tuy nhiên, chỉ riêng về số lượng đã khá khiêm tốn. Toàn địa bàn TP.HCM với trên 8 triệu dân chỉ có 159 xe. Trong đó, mỗi BV tuyến trung ương - ngành: 1-4 xe, BV ngoài công lập: 1-2 xe, TTYT quận huyện: 1-3 xe, BV Cấp cứu Trưng Vương - đơn vị cấp cứu chủ lực của TP.HCM được trang bị nhiều nhất cũng chỉ có 15 xe.

Không chỉ thiếu xe, ngay cả những trang, thiết bị trên xe cũng chỉ dừng ở mức tối thiểu: băng ca, bình oxy, máy hút, máy phun khí dung, máy phá rung tim, vali có bộ dụng cụ khám-cấp cứu nội-ngoại-sản-nhi, vali thuốc cấp cứu.

Riêng xe cấp cứu của BV Cấp cứu Trưng Vương được trang bị có khá hơn (thêm máy giúp thở, máy shock điện, máy đo khí máu-đường huyết, bơm tiêm tự động, vali hồi sức cấp cứu, vali thuốc-dịch truyền). Thế nhưng, trong tổng số 15 xe của BV Trưng Vương, cũng chỉ có 5 xe được trang bị đạt chuẩn theo yêu cầu công tác cấp cứu.

TP.HCM hiện có 10 BV công lập trực thuộc trung ương - ngành, 28 BV công lập thuộc Sở Y tế TP.HCM, 21 BV tư nhân, 24 trung tâm y tế (TTYT) quận huyện và 317 trạm y tế phường xã.

Không chỉ thiếu xe, thiếu trang thiết bị trên xe, việc điều hành xe cấp cứu hiện nay phần lớn là sử dụng cho việc chuyển viện hàng ngày của từng BV. Từ chỗ xe cấp cứu đặt dưới sự quản lý, điều động trực tiếp của từng đơn vị cơ sở y tế độc lập, dẫn đến việc phục vụ sơ cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân cấp cứu chỉ đáp ứng nhu cầu riêng của từng cơ sở y tế.

Điều nghịch lý là không ít trường hợp người dân khi có yêu cầu cần cấp cứu, gọi điện thoại đến BV thì nhận được… lời từ chối và yêu cầu “hãy gọi 115”. Ngay cả khi có trường hợp số đông người cần được cấp cứu cùng lúc, BV Cấp cứu Trưng Vương điện thoại yêu cầu đến hỗ trợ chi viện, nhưng nhiều BV cũng không điều xe đến đáp ứng đầy đủ.

Trên 80% bệnh nhân tự vào cấp cứu!

Cách đây hơn 2 tháng, để “giải cứu” một nạn nhân trong cơ sở giải phẫu thẩm mỹ hành nghề vượt chức năng, một Phó chánh thanh tra Sở Y tế đã gọi trực tiếp điện thoại 115 yêu cầu đến hỗ trợ chuyển bệnh nhân vào BV. Nhưng hàng chục người có mặt tại hiện trường (trong đó có hơn 10 phóng viên báo chí) rất bức xúc khi nghe cuộc đàm thoại kéo dài hơn 15 phút giữa vị phó chánh thanh tra và người trực tổng đài.

Thời gian đàm thoại mất nhiều hơn cả thời gian chuyển nạn nhân đến BV, chưa kể chừng ấy thời gian ngồi chờ xe cấp cứu đến. Nội dung tập trung chủ yếu vào việc giải thích vì sao gọi, đặc biệt là vấn đề “ai sẽ thanh toán chi phí!”. Mọi người đều lắc đầu, không biết trong trường hợp người dân cần cấp cứu liệu có tránh khỏi… bị làm giá?!

Đấy cũng là một trong nhiều nguyên nhân mà năm 2004, tổng số cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ cấp cứu vào tổng đài 115 là 6.232, nhưng sang năm 2005, số cuộc gọi giảm dần chỉ còn 5.743 và trong 11 tháng năm 2006 chỉ có 4.867 người gọi. Số cuộc gọi giảm cũng đồng nghĩa với số bệnh nhân được can thiệp giảm từ 5.233 (năm 2005) còn 4.434 trong 11 tháng 2006. Trong đó số ca được xử trí tại chỗ và chuyển về BV Cấp cứu Trưng Vương đều giảm.

Phóng to
Trong tình huống nguy kịch, việc cấp cứu nhanh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Ảnh: TR.NG.
Điều đáng lưu ý là trung bình mỗi năm có 150-210 bệnh nhân tử vong trước khi xe cấp cứu đến. Phó giám đốc BV Cấp cứu Trưng Vương Lê Thị Cúc thừa nhận: “Số trường hợp bệnh nhân và nạn nhân được xe cấp cứu đến xử trí và chuyển viện chưa được 20%, còn lại trên 80% bệnh nhân không thể chờ được xe cấp cứu tới hoặc tự di chuyển đến BV”.

Lý giải về trường hợp BV từ chối cấp cứu bệnh nhân, BS Lê Thị Cúc cho rằng khi người dân gọi 115, lẽ ra cuộc gọi đến BV Cấp cứu Trưng Vương nhưng lại rớt vào một TTYT quận huyện ở gần đó. Lúc ấy, có thể xe cấp cứu đã bận chuyển bệnh hoặc nhân viên trực nghĩ rằng mình… không có chức năng nên yêu cầu bệnh nhân tiếp tục gọi lại 115.

Điều này vừa gây mất thời gian, vừa làm phiền lòng người gọi và đặc biệt là mất “thời gian vàng” can thiệp khẩn cấp vết thương hay bệnh lý đang nguy kịch. Rất nhiều bệnh nhân dùng điện thoại di động gọi 115 cũng không kết nối được. BV đã nhiều lần gởi văn bản lên Bộ Bưu chính-Viễn thông, Bưu điện TP.HCM xem lại mạng, hướng cuộc gọi 115 tập trung về Trưng Vương, nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục.

Khi BV từ chối điều xe đến cấp cứu người dân, hay nhân viên y tế có thái độ không hòa nhã, muốn thỏa thuận giá cả trước khi cấp cứu hoặc phục vụ chưa tốt, người dân có thể phản ánh qua đường dây nóng Sở Y tế TP.HCM theo điện thoại số: 9330807 (trong giờ hành chánh) - 9309431 (ngoài giờ hành chánh, ngày lễ); BV Cấp cứu Trưng Vương: 0913884347 (BS Trần Hồng - Giám đốc BV), 8637317.

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, TS-BS Lê Trường Giang, cũng thừa nhận đến nay vẫn chưa có một cơ chế thống nhất để điều động xe cấp cứu mỗi khi người dân gọi. Sở Y tế đã chỉ đạo các BV phải ưu tiên cấp cứu bệnh nhân, bất kể họ có tiền hay không, bởi mỗi năm thành phố vẫn có nguồn kinh phí chi bù lỗ trong trường hợp bệnh nhân nghèo hoặc không có thân nhân đi kèm.

Về BV Cấp cứu Trưng Vương, Phó Giám đốc Lê Trường Giang đã có ý kiến nên để đơn vị này chỉ tập trung vào thực hiện công tác cấp cứu nhằm có tính chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. UBND TP.HCM đã phê duyệt và sẽ đưa vào ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống cấp cứu trên địa bàn TP.HCM.

Khu điều hành trung tâm sẽ biết được xe cấp cứu đang ở tuyến đường nào, có rảnh hay không và điều trực tiếp xe gần nhất đến chỗ người cần cấp cứu. Lúc ấy, bất kỳ xe cấp cứu của đơn vị nào đến chỗ bệnh nhân chậm hoặc từ chối cấp cứu sẽ bị truy cứu trách nhiệm.

Theo NGỌC TRƯỚC - Sài Gòn giải phóng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1-1-2026 và có giá trị pháp lý như sổ Bảo hiểm xã hội bằng bản giấy.

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Khám bệnh vượt tuyến, bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Người dân khi cần đến bệnh viện tuyến trên, nhất là các bệnh viện tuyến trung ương, thì quyền lợi bảo hiểm y tế có được đảm bảo không?

Khám bệnh vượt tuyến, bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Hai bệnh nhân trẻ tại TP.HCM đã phải nhập viện trong tình trạng ngất, co giật tay chân, suy hô hấp khi tham gia giải chạy tại sân vận động Thống Nhất.

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar