02/03/2022 14:09 GMT+7

HĐND TP.HCM đến khảo sát, trường học kêu thiếu kinh phí chống dịch

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Gần như tất cả chi phí cho khử khuẩn, vệ sinh trường trong mùa dịch, trường đều phải tự bỏ tiền. Trong khi đó, áp lực khử khuẩn, vệ sinh tại các trường là rất lớn.

HĐND TP.HCM đến khảo sát, trường học kêu thiếu kinh phí chống dịch - Ảnh 1.

Trẻ mầm non tại Trường mầm non Tuổi Thơ 7 (Q.3) sáng 2-3 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Sáng 2-3, đoàn đại biểu thuộc Ban Văn hóa - xã hội, Hội đồng nhân dân TP.HCM đã có buổi khảo sát đột xuất tại một số trường mầm non, tiểu học, lắng nghe những chia sẻ của đại diện các trường về tình hình giảng dạy sau khi các em học trực tiếp.

Theo quan sát tại Trường mầm non Tuổi Thơ 7 (Q.3), học sinh ở hầu hết các lớp mầm non và mẫu giáo đều được chia thành những nhóm nhỏ khi học tập hay vui chơi nhằm phần nào hạn chế tiếp xúc.

Ở các lớp mẫu giáo lớn, đa số trẻ đều được phụ huynh tự nguyện đeo khẩu trang trong suốt quá trình học.

Cô Vũ Đỗ Thúy Hiền - hiệu trưởng nhà trường - cho biết kể từ ngày cho học sinh trở lại trường đến nay, trường chỉ ghi nhận một trường hợp trẻ sốt cao tại trường trên 37 độ và đã được phụ huynh đón về. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp cảm thông thường, không phải mắc COVID-19.

"Đến nay trường vẫn chưa ghi nhận học sinh F0 nào tại trường. Các học sinh có F1 từ gia đình hoặc có biểu hiện nóng sốt đều được phụ huynh chủ động báo trước và được trường yêu cầu cho ở nhà", cô Hiền nói.

Về phía giáo viên, bảo mẫu tại trường đã ghi nhận 5 ca F0 nhưng đều nhiễm bệnh từ gia đình. Khi các cô có biểu hiện hoặc biết mình là F1, trường cũng nhanh chóng cho các cô ở nhà cách ly để phòng rủi ro ảnh hưởng đến các bé.

Cô Hiền cho biết hiện tại mỗi lớp trung bình có 2 giáo viên và 2 bảo mẫu. Ngoài ra, trường hiện có thêm một lực lượng là các sinh viên thực tập để bổ sung cho giai đoạn này. Hiện nay trường chưa gặp áp lực khi các cô buộc phải ở nhà do là F1 hoặc F0.

Cô Hiền cho rằng một trong những thách thức lớn nhất của trường là những kinh phí cho chuyện vệ sinh, phun, khử khuẩn. Đặc thù trẻ mầm non, mẫu giáo phải tiếp xúc với đồ chơi. Mỗi ngày, trường phải vệ sinh 2 lần với các đồ chơi ở từng lớp học, vào buổi trưa và buổi chiều tan trường.

Trường sẽ chia đồ chơi từng lớp thành 2 phần, mỗi lần sẽ vệ sinh, khử khuẩn và đem phơi một phần, học sinh sẽ chơi phần còn lại. Kinh phí cho tất cả việc phun, khử khuẩn ở trường, trong đó có việc vệ sinh đồ chơi cho trẻ, hiện tại vào khoảng 24 triệu đồng/tháng.

Số tiền này hiện được trường tự bỏ kinh phí trích từ nguồn thu. 

"Phụ huynh có người hỗ trợ 2 can, 5 can thuốc khử khuẩn nhưng không thể đủ nhu cầu khử khuẩn liên tục ở trường như hiện nay", cô Hiền nói.

HĐND TP.HCM đến khảo sát, trường học kêu thiếu kinh phí chống dịch - Ảnh 2.

Đồ chơi đã vệ sinh, khử khuẩn và đang được phơi khô tại Trường mầm non Tuổi Thơ 7 (Q.3). Mỗi ngày, các cô sẽ vệ sinh đồ chơi 2 lần

Tương tự, tại Trường tiểu học Phan Đình Phùng (Q.3), ông Mai Quang Phương - phó hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ với đại diện Ban Văn hóa - xã hội (Hội đồng nhân dân TP.HCM) rằng khó khăn lớn nhất của trường lúc này là vấn đề kinh phí cho trang thiết bị phòng chống dịch.

Ngoài chuyện phun, khử khuẩn, trường cũng phải tự túc cho các bộ xét nghiệm nhanh nhưng đến nay số lượng bộ xét nghiệm của trường hiện khá khiêm tốn. Ông Phương cho biết thêm, hiện trường đã kết nối với trạm y tế địa phương. Trong trường hợp xảy ra F0, trạm sẽ hỗ trợ trường, trong đó có kit xét nghiệm nhanh.

Trong buổi khảo sát, ông Cao Thanh Bình, trưởng Ban Văn hóa - xã hội (Hội đồng nhân dân TP.HCM), cho biết đã ghi nhận tình hình. 

Một số trường học ở thành phố Thủ Đức đã phải dùng đến những khoản tiết kiệm của trường cho việc mua trang thiết bị như kit xét nghiệm khi nguồn thu trong thời gian qua gần như bằng không.

Ông Bình cho rằng trước mắt, ban sẽ có thể kết nối để hỗ trợ một số trường trang thiết bị phòng chống dịch bằng nguồn xã hội hóa.

Trường mầm non tư thục: Ngổn ngang ngày trở lại

TTO - Sau 9 tháng đóng cửa vì dịch, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM sẽ mở cửa đón học sinh trở lại từ ngày 14-2. Thiếu học sinh, thiếu giáo viên, cơ sở vật chất xuống cấp là những khó khăn bủa vây các trường, nhất là các trường tư thục.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar