30/05/2014 04:20 GMT+7

Hãy vì con em mình...

HAPPY
HAPPY

TT - Sau khi Tuổi Trẻ đăng bài “May quá, con chỉ học trung bình” của tác giả Cao Văn Long, nhiều bạn đọc đã gửi thư về phản hồi thêm quanh câu chuyện này...

* Tại thời điểm này, theo tôi, các bậc cha mẹ nên chủ động và quan tâm hơn đến nội dung con mình được học, đặc biệt từ lớp 1 đến lớp 5. Nên uốn nắn kiến thức, tư tưởng và hành động của con mình sao cho thiết thực nhất và hiệu quả nhất, điều này có thể làm cho con cháu mình mất đi danh hiệu “học sinh giỏi” hay “robot giỏi”... nhưng bù lại con cháu mình không bị “lạc tông” khi ra ngoài xã hội khi phần lớn là kiến thức một nơi thực tế một nẻo.

caoco

* Sáng nay vợ tôi đi dự lễ bế giảng, cũng vừa quan tâm giáo dục vừa quan tâm công việc của vợ, tôi hỏi đến kết quả học tập của lớp mà vợ tôi làm chủ nhiệm. Ồ, quá ngạc nhiên vì kết quả học tập đáng nể: 35 em giỏi, hai em khá. Tôi vừa buồn vừa lo cho nền giáo dục nước nhà.

HUNG NGUYEN

* Ngày nay nhìn vào bảng thành tích học tập của con mừng thì ít mà lo thì nhiều. Lo lắng vì ngày nay các con phải học theo thành tích của lớp và của trường mà đánh mất đi sự hồn nhiên và những sáng tạo trong học tập. Ngày chúng tôi đi học, để đạt danh hiệu học sinh tiên tiến bản thân phải phấn đấu cật lực. Ngày nay các cháu chỉ cần học theo đề cương soạn sẵn là có ngay điểm giỏi. Học năm trước sang năm sau hỏi lại các bài thơ, các công thức toán học là quên ngay. Ngày trước mình học dù là trường làng nhưng các công thức hay bài văn đến giờ này vẫn còn vận dụng tốt. Con mình năm nay là học sinh lớp 6 nhưng nhiều lúc mình hỏi lại các bài toán đố lớp 5 con còn thấy khó và có lúc phải vò đầu bứt tai mãi.

May mà mình không cho con đi học thêm để ở nhà tự dạy thì con còn nhớ vì mình bắt con học là phải biết tự đọc sách. Tuy thi điểm con thấp hơn các bạn nhưng mình mừng vì đó là điểm của con. Còn một số bạn điểm cao vì đi học thêm đã được cô cho bài tương tự hoặc giống 100%. Hỡi các bậc cha mẹ và các bác làm bên ngành giáo dục đừng ép các cháu vì thành tích ảo mà mất đi kiến thức cơ bản và sự sáng tạo trong học tập.

Tô Văn Đĩnh

* Ngày trước tôi đi học cũng vào lớp chọn của trường, dù học lực hơn hẳn các lớp khác nhưng cũng chỉ chọn ba học sinh giỏi đứng đầu cả lớp để phát thưởng. Ngày nay, thấy cả lớp đều có giấy khen, tôi thật e ngại điều này. Sau thời gian rầm rộ, hô hào không chạy đua thành tích nhưng hình như bây giờ lại trở về quỹ đạo của nó rồi.

HAPPY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar