07/05/2015 08:11 GMT+7

​Hãy trả vỉa hè cho người đi bộ

NGUYỄN THIỆN
NGUYỄN THIỆN

TT - Trên báo Tuổi Trẻ ngày 3-5, ông Bryce Seator, giám đốc bộ phận phòng khách sạn Caravelle Sài Gòn, cho biết nhiều năm qua ông thường đi bộ từ bến Bạch Đằng đến đoạn cuối của đường Nguyễn Huệ.

Tôi tin rằng rất nhiều người Việt Nam thích đi bộ nếu đường phố nào cũng có vỉa hè như đoạn đường ông Bryce Seator thường đi.

Bản thân tôi, trừ khi nơi phải đến khá xa mới dùng xe máy, chứ trong vòng 1km trở lại mà có vỉa hè thông thoáng là tôi luôn thích đi bộ, vừa có lợi cho sức khỏe, vừa góp phần giảm ách tắc giao thông.

Ở các nước phát triển, từ nhà đến các trạm xe công cộng, hầu hết người ta đi bộ, sau đó đi xe công cộng đến nơi làm việc.

Nhưng tại các đô thị nước ta, ngay như ở TP.HCM, giao thông công cộng chưa phát triển, buổi sáng từ nhà thường người ta chạy thẳng đến chỗ làm việc bằng phương tiện cá nhân (thường là xe máy), cứ như vậy từ năm này qua năm khác nên nhiều người dân đô thị không còn thói quen đi bộ.

Thêm vào đó, trừ những đường phố ở trung tâm có vỉa hè thông thoáng, còn các quận không phải trung tâm thì rất nhiều con đường không còn vỉa hè để đi bộ. Người nào buộc phải đi bộ thì nỗi lo nhất là không còn lối đi, bị đẩy xuống lòng đường nhiều xe cộ qua lại và lo nhất khi muốn băng qua đường thì nhiều nguy hiểm rình rập.

Ai cũng biết chức năng chính của vỉa hè ở đô thị là dành cho người đi bộ, nhưng trong thực tế nhiều vỉa hè hiện được dành cho cửa hàng, quán ăn hoặc để xe máy của khách vào hàng quán bên trong.

Thực trạng này có nguyên nhân sâu xa là vỉa hè ở các đô thị tại Việt Nam liên quan chặt chẽ đến việc phát triển nhà phố, hoạt động kinh doanh tại nhà phố và xe hai bánh là phương tiện giao thông chủ yếu ở nước ta.

Ngoài ra, vỉa hè gắn với việc làm ăn sinh sống của một bộ phận người dân nghèo ở đô thị, thậm chí có nơi còn họp chợ nhỏ. Đó là một thực tế phải nhìn nhận, thế nhưng có phải vì vậy mà không có giải pháp hợp lý để hướng đến thành phố văn minh, hiện đại?

Tôi biết nhiều quận, phường đã đưa ra các giải pháp chấp nhận được: chia vỉa hè để vừa tạo điều kiện cho dân kinh doanh, vừa để người đi bộ có chỗ đi lại. Nhưng thực tế nhiều nơi đó chỉ là lý thuyết, rất nhiều đường phố vỉa hè dành cho buôn bán là chính, người đi bộ không còn chỗ để đi.

Hàng chục năm qua, biết bao lần các quận, các phường đã “ra quân” dẹp tình trạng lấn chiếm nhằm trả lại vỉa hè cho người đi bộ, nhưng cứ dẹp chỗ này thì mọc lên chỗ khác, dẹp lúc này thì mọc lên lúc khác...

Việc hình thành quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ là điểm nhấn quan trọng của thành phố, nhưng để người dân hình thành thói quen đi bộ thì không phải chỉ từ phố đi bộ Nguyễn Huệ (và vài phố khác sẽ có) mà là phải có hàng trăm con đường có vỉa hè cho dân đi bộ. Do đó cần có những giải pháp hiệu quả hơn để giải quyết việc lấn chiếm vỉa hè để trả vỉa hè lại cho người đi bộ.

NGUYỄN THIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar