10/03/2013 06:14 GMT+7

Hãy cứu lấy những giá trị thuần Việt xưa

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TT - Thông qua một người bạn VN, tôi biết báu vật nhân văn Hà Thị Cầu - nghệ nhân cuối cùng của bộ môn nghệ thuật hát xẩm - đã mất.

Câu chuyện đời, chuyện nghề của bà mà báo Tuổi Trẻ đã phản ánh khiến tôi không khỏi ngậm ngùi...

Phóng to
Heather Woodward trong lớp học đàn tranh tại TP.HCM - Ảnh do nhân vật cung cấp

Tôi đã đến sống và dạy học tại VN hơn hai năm rưỡi, khoảng thời gian đó đọng lại trong tôi cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Dẫu sao tôi thấy mình được nhiều hơn mất khi tới đây và vì vậy tôi coi đất nước này như quê hương thứ hai, luôn biết ơn cuộc đời đã cho tôi cơ hội đến VN.

Một trong những lý do chính khiến tôi quyết định ở lại VN là để được học đàn tranh, một loại nhạc cụ thuần Việt vừa có bề ngoài tao nhã vừa có thể gảy nên những giai điệu tuyệt vời đủ để khiến tôi hoàn toàn bị chinh phục.

Tôi đã học đàn tranh tại TP.HCM hơn một năm sáu tháng. Điều thú vị là tôi vừa học đàn vừa được cô giáo dạy hát những làn điệu dân ca truyền thống của người Việt. Tuy tôi không biết tiếng Việt nhưng nhờ sự tận tụy hết mình của giáo viên mà tôi có thể hát và hiểu được ý nghĩa của tất cả những bài hát trên. Chỉ tiếc là giọng hát của tôi vẫn còn đậm “chất Mỹ” nên âm hưởng dân ca chưa được thoát ra trọn vẹn.

Trò chuyện với một số học trò người Việt, tôi chợt nhận ra rằng họ không quan tâm nhiều tới việc học những nhạc cụ truyền thống của quê hương. Có một nữ sinh đã nói thẳng với tôi rằng: “Cô ơi, chỉ có những người ở thế hệ... bà ngoại em mới học mấy thứ này!”. Tôi chỉ biết mỉm cười và hỏi lại: “Trông cô có giống bà ngoại em không?”. Và em ấy im lặng.

Tôi càng băn khoăn hơn khi biết hầu hết sinh viên trong lớp có hứng thú với âm nhạc đều chọn piano - một nhạc cụ “rất tây” để chơi. Gần khu nhà tôi ở có một cửa tiệm kiêm lớp dạy đàn piano và nơi này luôn đông kín học viên trẻ mỗi khi đêm xuống. Việc chọn một loại nhạc cụ để theo đuổi là điều tốt, nhưng chúng ta nghĩ sao khi thế hệ trẻ lần lượt từ chối đi theo những nhạc cụ truyền thống của quê hương, thứ mà họ cho rằng quá đỗi “quê mùa”, để đuổi theo những nét văn hóa phương Tây?

Tôi cũng không thể không nhắc tới số phận hẩm hiu của nghề rối nước tại VN. Có dịp đi coi những sô diễn rối nước, tôi thường thấy khán giả hầu hết đều là người nước ngoài. Và thế là một nghịch lý diễn ra: sô diễn được diễn giải bằng tiếng Việt nhưng chẳng có người Việt nào tới coi, còn người nước ngoài thì như “vịt nghe sấm”. Thành thật mà nói, đối với tôi, sô diễn rối nước rất thú vị và tài năng của các nghệ nhân rối nước là trên cả tuyệt vời. Tôi luôn giới thiệu bộ môn nghệ thuật này tới những người bạn nước ngoài mỗi khi có dịp. Và tôi tự hỏi phải chăng chính những du khách, chứ không phải người Việt, là người giữ sự sống sót của những giá trị thuần Việt?

Khó thể tìm thấy người Việt trẻ ở những nơi trên, vậy họ đang đi đâu? Hãy đi tới những quán cà phê hiện đại hoặc rạp chiếu phim, nơi họ sẵn sàng xếp hàng dài để có được tấm vé xem những bộ phim bom tấn của nước ngoài như Die hard... Nhiều người cho rằng giới trẻ Việt đang dần chối bỏ những nét văn hóa, di sản của quê hương, nhưng tôi nghĩ không nên chỉ trách móc họ mà phải thấy trách nhiệm của những người làm công tác bảo tồn văn hóa nghệ thuật dân tộc. Tôi tin rằng các bạn trẻ VN sẽ không quay lưng với những bộ môn nghệ thuật truyền thống như đàn tranh, múa rối nước... nếu họ được hướng dẫn một cách đúng đắn và các môn nghệ thuật trên nhận được sự hỗ trợ, quảng bá kịp thời từ các cơ quan chức năng.

Heather Woodward (người Mỹ, giáo viên)

CÔNG NHẬT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar