30/01/2025 20:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hậu duệ của vua Lý Thái Tổ về với cội nguồn

Tháng 11 năm 2024, ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ - từ Hàn Quốc trở lại Việt Nam để phát biểu tham luận tại một hội thảo về mối bang giao Việt - Hàn ở TP.HCM.

Hậu duệ của vua Lý Thái Tổ về với cội nguồn - Ảnh 1.

Ngày 1-7-2024, ông Lý Xương Căn nhận quyết định bổ nhiệm đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc nhiệm kỳ 2024-2029

Chia sẻ với Tuổi Trẻ dịp này, ông Lý Xương Căn tin rằng mình sinh ra với sứ mệnh tìm về cội nguồn, và với vai trò ấy, ông cảm thấy mình phải là một cầu nối giữa hai quê hương, hai nền văn hóa.

Hậu duệ của Vua Lý Thái Tổ rất mong thế hệ trẻ Việt Nam sau này sẽ ghi nhớ và trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, luôn giữ gìn, phát huy và tự hào về cội nguồn của mình - điều mà ông tin rằng "chính là nền tảng để đất nước phát triển mạnh mẽ và vươn xa hơn nữa".

Tôi có hai quốc tịch: Hàn Quốc và Việt Nam. Dù dòng máu Việt trong tôi chỉ còn lại một chút, nhưng tình yêu tôi dành cho Việt Nam thì luôn mạnh mẽ.
Ông LÝ XƯƠNG CĂN xúc động phát biểu bằng tiếng Việt tại một hội thảo tổ chức ở TP.HCM vào tháng 11-2024.
Hậu duệ của vua Lý Thái Tổ về với cội nguồn - Ảnh 2.

Ảnh: D.Kim Thoa

Về nhà

Hơn 30 năm trước, tháng 5-1994 ông Lý Xương Căn (tên Hàn Quốc là Lee Chang Kun) lần đầu tiên trở về quê cha đất tổ: làng Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

"Tôi không thể quên những tình cảm ấm áp, chân thành mà bà con cũng như các nhà lãnh đạo của Việt Nam lúc đó dành cho tôi, nó khiến tôi cảm thấy mình thực sự là một đứa con xa quê nay được trở về nhà", ông nói.

Hai chữ "về nhà" thật đặc biệt, nó đã xoa dịu bao năm tháng khao khát tìm về cội nguồn. Kể từ giây phút đó, từ sâu thẳm trong trái tim, ông đã thấy mình là một người Việt.

Những ngày còn nhỏ, cậu bé Lý Xương Căn vẫn thường chờ đợi những dịp bác Lee Hoon (người anh trai thứ hai của bố) tới nhà chơi. Vui nhất là những khi bác ở lại, ngủ cùng phòng và hai bác cháu lại nói với nhau bao nhiêu chuyện.

Bác Lee là người học luật, rất mê lịch sử, triết học và đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ Việt - Hàn. Những câu chuyện của bác khi ấy đã khơi dậy trong lòng cậu bé Chang Kun biết bao tò mò tri thức về một thế giới vô cùng rộng lớn ngoài kia.

Năm 1967, khi lên 10 tuổi, cậu bé Chang Kun còn nhớ có lần bác Lee tới nhà đem theo tờ báo có in nghiên cứu khoa học với tiêu đề "Mối quan hệ lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc đề cập một phần lớn về một hoàng tử Việt Nam nhập quốc tịch vào đất nước Goryeo ở thế kỷ 13" của GS Choi San Soo thuộc Đại học Seoul (Hàn Quốc). Khác với những lần nói chuyện trước đó, Kun cảm thấy rất rõ bài báo này có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt với bác.

Cũng lần đầu tiên, trong trí óc non nớt, Kun được biết đến việc một vị hoàng tử mang tên Lý Long Tường dường như có mối liên hệ nào đó với dòng họ mình.

Cùng năm 1967, bác Lee Hoon bay về Việt Nam. Tấm hình ông chụp bên ngoài một tòa nhà chính quyền lớn tại Sài Gòn khi đó vẫn được ông Lý Xương Căn trân trọng giữ gìn trong các tập tư liệu và gia phả dòng họ Lý Hoa Sơn tại Hàn Quốc - những tài sản quý nhất của ông - cho đến hôm nay.

Do hoàn cảnh Việt Nam khi đó đang có chiến tranh, ông Lee không thể bay ra Bắc về làng Đình Bảng để tìm hiểu thêm về ông tổ Lý Long Tường. Dẫu thế, những chuyện bác Lee kể lại cho cả nhà sau chuyến đi Việt Nam đã trở thành ký ức vô cùng đặc biệt với cậu bé Lee Chang Kun lúc ấy.

Trở về Hàn Quốc với rất nhiều câu hỏi mong muốn được làm rõ hơn, hai năm sau (1969), ông Lee Hoon soạn đề án thành lập Hội xúc tiến dự án kỷ niệm Hoàng tử Lý Long Tường - Việt Nam.

Nhưng số phận đã không cho ông có kịp đủ thời gian. Ông Lee qua đời ở tuổi 53 vào năm 1975 - cũng là năm Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước.

Song có lẽ điều mà người bác đó không thể ngờ là chính đứa cháu trai Lee Chang Kun sau này đã lại tiếp tục những dự án tâm huyết của ông.

Năm 1992, ông Lý Xương Căn đã mang theo dự án của bác Lee, trực tiếp tới đăng ký pháp nhân với Bộ Ngoại vụ Hàn Quốc để thành lập Hiệp hội giao lưu văn hóa dân tộc Hàn - Việt, mở đầu cho một chuỗi các hoạt động kết nối Hàn - Việt còn kéo dài cho tới hôm nay.

"Cả gia đình tôi đã nhập quốc tịch Việt Nam, cha tôi cũng đã mất ở đây và được nằm lại trên mảnh đất của tổ tiên nên tôi không có lý do gì để trở lại Hàn Quốc nữa.

Tôi muốn được ở lại Việt Nam để sống và làm việc, cho tới cuối cuộc đời tôi cũng mong sẽ được nằm lại ở nơi này", ông Lý Xương Căn đã chia sẻ với Tuổi Trẻ trong cuộc trò chuyện nhân dịp đầu xuân mới.

Xúc động lật giở từng trang giấy đã ngả màu thời gian trong các cuốn sổ tư liệu của gia đình và cuốn gia phả của dòng họ Lý Hoa Sơn, ông Lý bảo bác Lee Hoon thực sự đã là "kim chỉ nam" định hướng cho cuộc đời ông khi bước vào tuổi trưởng thành.

Những cuộc chuyện trò giữa hai bác cháu khi xưa đã thấm dần qua năm tháng, tạo nên một ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ ở tinh thần hướng về cội nguồn, tổ tiên trong ông Lý Xương Căn.

Hậu duệ của vua Lý Thái Tổ về với cội nguồn - Ảnh 3.

Tháng 12 năm 1967, bác ông Lý Xương Căn lần đầu tiên về thăm Việt Nam

"Ước nguyện của Hoàng tử bị lãng quên"

Những ngày này, ông Lý đang dồn sức cho một dự án đặc biệt, cũng là nguyện vọng lớn nhất và ưu tiên quan trọng nhất của ông từ nay cho tới cuối đời: làm một bộ phim có tiêu đề "Ước nguyện của Hoàng tử bị lãng quên".

Đây không chỉ là một dự án điện ảnh đơn thuần, mà còn là tâm huyết của ông nhằm tôn vinh mối nhân duyên lịch sử đặc biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Bộ phim kể về cuộc đời của Hoàng tử Lý Long Tường - vị hoàng tử nhà Lý đã lưu lạc sang Cao Ly (Hàn Quốc ngày nay) cách đây 800 năm.

Trong hoàn cảnh lịch sử đầy biến động, Hoàng tử đã trở thành một nhân vật kiệt xuất, không chỉ góp phần giúp bảo vệ Cao Ly khỏi quân Mông Cổ xâm lược mà còn được vua Cao Ly ban tặng họ Lý Hoa Sơn như một biểu tượng của sự ghi nhận và lòng kính trọng.

"Ước nguyện của Hoàng tử bị lãng quên" sẽ được xây dựng với bối cảnh đan xen giữa Việt Nam và Hàn Quốc, kết hợp quá khứ và hiện tại.

Bộ phim không chỉ tái hiện cuộc đời của Hoàng tử Lý Long Tường mà còn kể câu chuyện về khát vọng trở về quê hương sau hơn tám thế kỷ, được thực hiện thông qua hành trình trở về của chính người hậu duệ thứ 31 - ông Lý Xương Căn.

Theo ông Lý, dự án này mang một ý nghĩa lớn lao, không chỉ để nhắc nhở thế hệ trẻ về niềm tự hào dân tộc, mà còn khơi dậy nhận thức về giá trị văn hóa Việt.

Ông tin rằng bộ phim sẽ truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thanh thiếu niên Việt Nam, giúp họ trân trọng cội nguồn và nhận thức sâu sắc về truyền thống yêu nước.

Đồng thời, đây cũng là món quà tinh thần ông muốn gửi đến hơn 5 triệu người Việt Nam đang sinh sống trên toàn thế giới, đặc biệt là những người trẻ thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba của người Việt ở nước ngoài.

Dù đang ở đâu, làm gì, nói tiếng gì, họ vẫn là "con Lạc, cháu Hồng", vẫn là những người mang trong mình dòng máu Việt.

Ông cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam để triển khai kế hoạch này một cách hiệu quả.

"Bộ phim sẽ là một biểu tượng văn hóa, khẳng định mối quan hệ gắn bó lâu đời và bền chặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc" - ông chia sẻ, hy vọng dự án sẽ tạo ra một di sản ý nghĩa, góp phần nâng cao sự hiểu biết và hợp tác giữa hai dân tộc.

"Tôi tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam và tôi tin rằng không còn bao xa nữa Việt Nam sẽ trở thành đất nước phát triển mạnh mẽ sánh vai với các cường quốc trên thế giới" - ông Lý Xương Căn đã viết như thế trong một lá thư gần đây gửi lãnh đạo cấp cao Việt Nam để xin được trình bày về dự án thực hiện bộ phim này.

Hậu duệ của vua Lý Thái Tổ về với cội nguồn - Ảnh 4.

Đại sứ du lịch Lý Xương Căn tại sự kiện du lịch Khánh Hòa đạt 9 triệu lượt khách

Làm đại sứ du lịch nhiều nhiệm kỳ

Giống như bác Lee Hoon, ông Lý Xương Căn đã nghĩ rất nhiều về việc mình có thể làm gì để đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, cho sự kết nối giữa hai dân tộc Hàn - Việt.

Với những trải nghiệm công việc đầu tiên tại Việt Nam như mở xưởng kinh doanh trong lĩnh vực môi trường rồi sau đó mở văn phòng du lịch tại Đà Nẵng, ông nhận ra du lịch chính là nơi ông có thể đóng góp sức mình.

"Người Hàn rất yêu Việt Nam và thích đi du lịch ở Việt Nam. Tôi nhận thấy thông qua việc quảng bá du lịch, tôi có thể giúp thu hút thêm lượng khách và thúc đẩy các dự án đầu tư, từ đó sẽ đóng góp cho Việt Nam nhiều hơn", ông nhớ lại.

Ông quan niệm rằng du lịch không chỉ là con đường giúp ông kết nối hai dân tộc, mà còn là cách ông có thể kể câu chuyện đặc biệt về quê hương tổ tiên mình.

Trước khi được bổ nhiệm làm đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2017, ông đã có những hoạt động nhỏ lẻ của riêng mình.

Từ câu chuyện về Hoàng tử Lý Long Tường và mối nhân duyên lịch sử Việt - Hàn có từ 800 năm trước, ông có thêm được niềm tin rất lớn từ cộng đồng người Hàn và việc chia sẻ thông tin cũng như tạo các sự kiện kết nối và xúc tiến thương mại đã đạt kết quả tốt hơn.

Cũng từ đó, ông thêm tự tin rằng mình có thể làm được gì đó để đóng góp cho sự phát triển của cả Việt Nam và Hàn Quốc.

Thời gian trôi thật nhanh, mới đây ông đã tiếp tục được bổ nhiệm làm Đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba liên tiếp, tới năm 2029. "Khi đó tôi đã hơn 70 tuổi rồi, không biết sức khỏe sẽ thế nào.

Nhưng nếu trời cho tôi được sống thọ như cha tôi (bố ông Lý mất năm 2012 ở tuổi 91 - PV), tôi sẽ vẫn mong muốn được tiếp tục công việc đó", ông nói và nở nụ cười thật hiền.

Hậu duệ của vua Lý Thái Tổ về với cội nguồn - Ảnh 5.

1995 ông Lý Xương Căn tại lễ trao học bổng cho học sinh Trường Lý Thái Tổ

Hậu duệ của vua Lý Thái Tổ về với cội nguồn - Ảnh 6.

Ông Lý Xương Căn phát biểu tại Trường đại học Hà Nội, trong lễ trao tộc phả hoàng thân Lý Long Tường - giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Cả nhà nhập quốc tịch Việt Nam

Ông Lý Xương Căn sinh ngày 15-1-1958, là hậu duệ thứ 31 của Vua Lý Thái Tổ. Ông là một trong những người thuộc thế hệ con cháu đời thứ 26 của Hoàng tử Lý Long Tường - vị hoàng tử đã lưu lạc sang Cao Ly, Hàn Quốc vào năm 1226 theo như ghi chép lịch sử về triều đại nhà Lý Việt Nam của giáo sư Phan Huy Lê.

Tháng 5-1994 ông trở về Việt Nam lần đầu tiên và sau đó đưa bố và cả gia đình nhỏ của mình sang ở hẳn tại Việt Nam. Năm 2010, cả nhà ông (gồm cả cha ông) đã nhập quốc tịch Việt Nam. Năm 2012, khi bố mất, ông đã mai táng cha ở gần làng Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ngoài làm đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn quốc trong ba nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 2017 đến nay, ông Lý Xương Căn cũng đang là ủy viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ủy viên Ban Thường vụ Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (tổ chức thành viên của Mặt trận).

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương tiếc họa sĩ Nguyễn Hùng Lân, người đã làm nên Dũng sĩ Hesman của tuổi thơ

"Vĩnh biệt bác, tuổi thơ của cháu", "Cảm ơn bác đã gửi đến thế giới này một tượng đài Hesman ghim vào tuổi thơ cháu", nhiều bạn đọc thế hệ 8x, 9x bày tỏ lòng thương tiếc và gửi lời cảm ơn họa sĩ Nguyễn Hùng Lân sau khi nghe tin ông qua đời ở tuổi 69.

Thương tiếc họa sĩ Nguyễn Hùng Lân, người đã làm nên Dũng sĩ Hesman của tuổi thơ

Thay đổi thời gian chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Người dân có thể chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức xuyên trưa, đến 20h ngày 10-5. Dự kiến sáng 11-5 sẽ tôn trí vào tháp Đa Bảo.

Thay đổi thời gian chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Họa sĩ Hùng Lân của 'Dũng sĩ Hesman' qua đời

Tối 9-5, lãnh đạo UBND phường 7, quận Phú Nhuận, TP.HCM xác nhận với Tuổi Trẻ Online họa sĩ Hùng Lân, người phóng tác bộ truyện tranh 'Dũng sĩ Hesman', đã qua đời vào chiều 9-5 ở tuổi 69. Công an đang làm rõ nguyên nhân tử vong.

Họa sĩ Hùng Lân của 'Dũng sĩ Hesman' qua đời

'Cuốn sách Hoang dã', tấm lòng trong sáng quan trọng hơn biển tri thức

Không phải người bác mê kiến thức đã đọc hàng vạn cuốn sách, mà một cậu bé với tấm lòng trong sáng đã tìm thấy Cuốn sách Hoang dã mà ai cũng khao khát tìm thấy để được đọc.

'Cuốn sách Hoang dã', tấm lòng trong sáng quan trọng hơn biển tri thức

Lệ Thủy hội ngộ Phượng Liên với bài Con gái của mẹ

Trong dịp lưu diễn tại Mỹ mới đây, ca sĩ Đình Trí cho biết mẹ anh, NSND Lệ Thủy, cực kỳ xúc động khi ca chung bài Con gái của mẹ với nghệ sĩ Phượng Liên.

Lệ Thủy hội ngộ Phượng Liên với bài Con gái của mẹ

Khi nào Ninh Bình mới có show thực cảnh như 'Ấn tượng Lệ Giang' của Trung Quốc?

Ninh Bình có cảnh quan độc nhất vô nhị sao không làm một show thực cảnh mênh mông giữa trời và đất ở Tràng An như cách show Ấn tượng Lệ Giang nổi tiếng của Trung Quốc đã làm được?

Khi nào Ninh Bình mới có show thực cảnh như 'Ấn tượng Lệ Giang' của Trung Quốc?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar