18/05/2018 13:11 GMT+7

'Hạt mầm ước mơ' cho người khuyết tật

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Sau một năm chờ đợi, “đứa con thứ hai” của chị Nguyễn Thị Vân ra đời: Trung tâm Hạt mầm ước mơ (Dream Seed Center) dạy nghề cho người khuyết tật.

Những ngày này, rất đông bạn trẻ khuyết tật, các vị khách nước ngoài, đại diện các đại sứ quán tại Việt Nam đến tại số nhà 12, ngõ 43 phố Hoàng Liệt (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) chúc mừng cô gái Nguyễn Thị Vân - giám đốc Trung tâm Nghị lực sống - cùng cộng sự trong ngày ra mắt "đứa con thứ hai" của chị.

Trong ngày ra mắt , Vân ngồi trên xe lăn, trang điểm tươi tắn, cười rạng rỡ đón khách.

Hạt mầm ước mơ cho người khuyết tật - Ảnh 1.

Khách chúc mừng cô gái Nguyễn Thị Vân khi cho ra đời "đứa con tinh thần thứ hai" - Ảnh: HÀ THANH

Tạo nghề, tạo niềm tin cho người khuyết tật

Bắt đầu từ năm 2018, Trung tâm Nghị lực sống của Nguyễn Thị Vân hợp tác với tổ chức RI Korea dưới sự hỗ trợ từ quỹ KOICA triển khai dự án "Trung tâm Hạt mầm ước mơ", mở các khóa đào tạo công nghệ thông tin miễn phí dành cho người khuyết tật trên cả nước giai đoạn 2018 - 2020.

Hạt mầm ước mơ cho người khuyết tật - Ảnh 2.

Rất đông người khuyết tật đến tham dự - Ảnh: HÀ THANH

Ngày 17-5, lớp học đầu tiên với 30 học viên chính thức khai giảng. Dự án sẽ dạy cho 180 học viên khuyết tật (hai dạng tật chính là khuyết tật vận động và người khiếm thính) trong 3 năm. Ngoài ra, cuối tuần sẽ tổ chức các lớp ngoại khóa như nấu ăn, cắm hoa, make-up…

"Không có từ gì có thể diễn tả được hạnh phúc ngay lúc này. Chúng tôi luôn luôn mơ ước có một nơi ổn định trong thời gian dài để thực hiện dự định của mình", chị Vân xúc động rơi nước mắt.

Quãng thời gian trước, Vân cùng cộng sự gặp nhiều khó khăn khi duy trì mô hình Trung tâm Nghị lực sống. Có những năm nhóm phải chuyển nhà đến 6 lần, kinh phí eo hẹp không đủ dạy các môn học.

Suốt 14 năm qua, 900 học viên khuyết tật đã được học nghề ở Trung tâm Nghị lực sống và 80% trong số đó có việc làm có thu nhập tốt. Có nhiều kết quả như vậy, nhưng có những lúc cô gái nhỏ bé này nghĩ: "Phải dừng lại, phải từ bỏ sứ mệnh của mình vì vấn đề tài chính. Làm sao để gồng gánh một trung tâm như thế này, dạy nghề không thu phí và hỗ trợ các em một cách tốt nhất?".

Nếu trước đây khi Vân bắt đầu với Nghị lực sống là đứa con đầu tiên, thì ngày hôm nay, ở đây là đứa con thứ hai. Là một trong những người tạo ra chương trình, cũng là đối tượng hưởng lợi là người khuyết tật, Vân hiểu sâu sắc cuộc sống của người khuyết tật, họ mong đợi gì trong cuộc sống và ao ước sự giúp đỡ từ cộng đồng như thế nào"

NGUYỄN THỊ VÂN, giám đốc Trung tâm Nghị lực sống

Hạt mầm ước mơ cho người khuyết tật - Ảnh 4.

Trung tâm "Hạt mầm ước mơ" là nơi đào tạo nghề cho người khuyết tật - Ảnh: HÀ THANH

Có động lực lớn nhờ học viên

Vân cho biết chính các em học viên là nguồn cảm hứng, nguồn động lực giúp chị tiếp tục công việc.

"Nhìn các em khuyết tật chỉ ở nhà, sống phụ thuộc vào gia đình, nhưng sau khi đến học tập tại Nghị lực sống, các em được học nghề, rồi đi làm, có tiền mua những gì mình thích, gửi tiền về gia đình. Kết quả tốt như vậy thì sao mình bỏ cuộc được", chị Vân thổ lộ.

Vân ấn tượng nhất là khi các học viên cầm trên tay đồng lương đầu tiên đều chạy ngay đến chỉ để mời chị… cốc bia hơi. "Cũng vì tôi thích uống bia", cô nói. "Các em hạnh phúc với nỗ lực của mình được đền đáp xứng đáng. Các em thay đổi, chứng tỏ nỗ lực của mình có kết quả".

Hạt mầm ước mơ cho người khuyết tật - Ảnh 5.

Nụ cười rạng rỡ của Nguyễn Thị Vân (giữa) trong ngày khai giảng khóa học mới - Ảnh: HÀ THANH

Tại lễ khai giảng, chị Vân chia sẻ câu chuyện về bản thân và người anh trai của chị là Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng. Ngày 31-12-2012, khi anh Hùng qua đời, Nghị lực sống được chuyển giao cho chị tiếp nối.

"Qua nhiều trải nghiệm, nhờ sự giúp đỡ của mọi người, chúng tôi đã thay đổi cuộc sống của mình. Chúng tôi nghĩ rằng mình có trách nhiệm chia sẻ cơ hội đó cho những người khuyết tật khác.

Vân mong muốn gia đình hãy tạo điều kiện cho các em ra ngoài, có cơ hội để học tập. Còn các bạn khuyết tật hãy tự tin vào bản thân, tự tin khi đi ra ngoài tìm kiếm nghề là chìa khóa với tương lai cuộc đời mình. Doanh nghiệp hãy tin tưởng các em có thể làm nhiều điều lớn lao, đừng đóng cánh cửa lại mà hãy có niềm tin, tạo điều kiện cho các em"

NGUYỄN THỊ VÂN, giám đốc Trung tâm Nghị lực sống

Giáo sư Na Woon Hwan (phó chủ tịch của tổ chức RI Korea) cho biết mục tiêu dự án "Hạt mầm ước mơ" muốn hướng đến là đạt được phương châm "không ai bị bỏ rơi phía sau".

Lộ trình hợp tác 3 năm tới, Trung tâm Nghị lực sống và RI Korea sẽ hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật, kết nối họ với doanh nghiệp và đồng thời hỗ trợ một phần vốn nếu họ muốn làm việc tại địa phương.

TTO - Đi siêu thị, các em học sinh khuyết tật được học kỹ năng giao tiếp, biết tính toán, cân nhắc mua gì cho phù hợp với số tiền đang có...

HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar