12/09/2024 14:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Hạt cát' của thầy Thạch

"Dạ, cảm ơn em, không có chi", giáo sư Lê Ngọc Thạch hồi đáp với từng người lạ quen đang bày tỏ sự ngưỡng mộ lẫn yêu thương với thầy trên trang mạng xã hội.

'Hạt cát' của thầy Thạch - Ảnh 1.

GS.TS Lê Ngọc Thạch mang sổ tiết kiệm tới tòa soạn báo Tuổi Trẻ ủng hộ đồng bào vùng bão lũ - Ảnh: AN VI

"Dạ, không có chi", nhẹ nhàng, khiêm cung như khi người Sài Gòn mời khách một ly trà đá, và đây là thầy Thạch đang nói về khoản tiền tiết kiệm 1 tỉ đồng mà thầy vừa đến ngân hàng rút về để trao cho báo Tuổi Trẻ.

Đã thành lệ rồi, trước mỗi thảm họa không mong đợi, cả bộ máy của cơ quan báo Tuổi Trẻ lại rùng rùng chuyển động.

Người tác nghiệp hiện trường theo sát từng centimet mưa xuống nước lên, người tổng hợp tin tức nhiều nguồn toàn cảnh, người tiếp nhận nguồn lực trợ giúp, người tổ chức hoạt động cứu trợ tức thời… Ai cũng biết muốn thấm thía nghĩa đồng bào thì cứ đến phòng tiếp bạn đọc của Tuổi Trẻ những ngày này.

Đã bao năm, bao đợt đóng góp, cứu trợ, những công việc tưởng như đã thành thói quen, nhưng mỗi bạn đọc đến lại mang theo một cảm xúc mới. Và hai ngày nay, người hâm nóng lên tình đồng bào "bầu bí" trong cả xã hội, làm ngỡ ngàng đối với nhiều người chính là GS.TS Lê Ngọc Thạch.

Mà có phải xa lạ gì đâu, thầy là khách quen của Tuổi Trẻ từ bao năm nay, luôn có mặt để đóng góp cho những chương trình, những nhân vật của báo; thầy là thành viên tích cực luôn đứng ra tổ chức cấp học bổng cho những học sinh giỏi nhưng gặp khó khăn của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong; thầy còn thường xuyên có mặt tại quán cơm 2000, chu đáo phục vụ từng phần ăn cho người nghèo đang đứng xếp hàng.

Thế nhưng lần xuất hiện này của thầy Thạch vẫn xôn xao, vì lần này thầy mang đến không chỉ một ngày - một tuần - một tháng lương, mà là cả cuốn sổ tiết kiệm đã dành dụm nhiều năm.

"Chỉ là một hạt cát với những gì bà con đã mất mát", thầy bảo vậy. Vâng, đúng thế, nếu so sánh với những tổn thất nhân mạng, tài sản của các tỉnh miền Bắc đang tăng lên sau mỗi giờ thống kê.

Nhưng hạt cát ấy lại là bao tháng tiền lương hưu, tiền nhuận bút sách khoa học, tiền thù lao giảng dạy, là khoản tiền phòng thân của thầy khi trái gió trở trời ở tuổi 76... E ngại không? E ngại lắm, chúng tôi không dám nhận, nhưng thầy lại trấn an: "Thầy không có nhiều nhu cầu tiêu dùng và còn lương hưu".

Nhu cầu của thầy chính là giúp sinh viên an tâm đi học, giúp người lao động bữa trưa ấm lòng, giúp người khổ qua cơn thắt ngặt…

Làm được vậy là vui, là khỏe, là tiếp tục hoạt động chuyên môn thật minh mẫn, sáng tạo và thầy hoàn toàn yên tâm khi giao tài sản của mình cho Tuổi Trẻ như bao lần đã trao gửi trong bao năm qua.

Và chúng tôi nhận tấm lòng cao quý của thầy, như đã từng nhận cả một chiếc xe tải chở tất cả gian hàng tạp hóa của một gia đình tiểu thương nhờ chuyển đến vùng lũ miền Trung trong cơn đại hồng thủy tháng 11-1999; nhận hai tháng lương ứng trước của một cô giáo tiểu học gửi vào quỹ xây cầu Nông Sơn; cả tuần lao động của chị ve chai gửi góp đá xây Trường Sa…

Bạn đọc của Tuổi Trẻ là như thế, kể cả những doanh nghiệp đến góp bạc tỉ, bao giờ cũng là những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi và nặng trĩu tình yêu thương, sự tin tưởng.

Và như thế, những người Tuổi Trẻ vẫn lên đường, giữa mưa đang trút xuống, mực nước báo động vẫn đang lên, cảnh báo sạt lở vẫn ở mức rất nguy hiểm. Bởi lẽ, đồng bào miền Nam gửi gắm và đồng bào miền Bắc đang chờ…

Một giáo sư gửi sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng nhờ Tuổi Trẻ ủng hộ đồng bào miền Bắc

"Có thể 1 tỉ đồng là nhiều với đóng góp của một cá nhân, nhưng cũng chỉ là hạt cát so với những thiệt hại mà đồng bào miền Bắc đang gánh chịu" - GS.TS Lê Ngọc Thạch chia sẻ.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Người tham gia ban quản trị chung cư ngoài nhiệt tình còn phải có chuyên môn, phải chuyên nghiệp để bảo vệ chính mình và quyền lợi của cư dân.

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Trong nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam đã có chín phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt một phim đã cán mốc 300 tỉ và bốn phim khác vượt qua cột mốc 200 tỉ.

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar