05/11/2016 10:24 GMT+7

HANIFF 2016: Phim hay vẫn không đông khán giả

ĐỨC TRIẾT - MINH TRANG
ĐỨC TRIẾT - MINH TRANG

TTO - Những ngày Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) diễn ra trong tiết trời đẹp cùng bao niềm háo hức trước cả trăm tác phẩm điện ảnh xuất sắc của thế giới tề tựu. Nhưng các rạp chiếu vẫn không kín khán giả như kỳ vọng...

Khán phòng buổi chiếu phim Gia đình (Philippines) tại Trung tâm chiếu phim quốc gia vẫn còn trống nhiều chỗ - Ảnh: ĐỨC TRIẾT

Đến ngày chiếu phim thứ ba của HANIFF (3-11), chị Khánh Thư (Nam Từ Liêm, Hà Nội) mới đến Trung tâm chiếu phim quốc gia để xem buổi chiếu phim Iran - Không thể hòa hợp - lúc 14g.

Ra về với biết bao cảm xúc sâu lắng về câu chuyện hạnh phúc gia đình, chị Khánh Thư ngậm ngùi: “Tiếc thật, tôi đã bỏ lỡ nhiều phim hay của liên hoan mà tôi rất muốn xem trước đó như Ngày tươi đẹp, Gia đình, Toa xe màu xanh, Marguerite, Gia đình nở hoa… Không phải vì tôi không muốn đến rạp mà vì tôi bận không thể đến xếp hàng nhận vé. Tôi cứ lo ngại không có vé thì không vào rạp được. May mà một người bạn của tôi mách các suất chiếu thừa nhiều chỗ, cứ đến là có thể vào rạp. Tôi đánh liều tìm đến…”.

Một khán giả từ Sài Gòn ra Hà Nội đúng vào những ngày liên hoan phim. Chị cũng e dè chuyện đến rạp vì chung tâm lý như rất nhiều khán giả khác, lo ngại chuyện phải có vé mới được vào xem phim - mà chị chưa kịp đến xin vé.

Cuối cùng, chị đánh liều qua rạp Ngọc Khánh vào giờ chót - chọn hẳn suất chiếu 13g (để đỡ đông - chị nghĩ thế) với mong muốn được xem bộ phim Đảo kim cương của Campuchia - một bộ phim giản dị, sâu lắng mà cảm động. Nhưng lúc đèn tắt, phim chạy, ngó qua ngó lại trong cái rạp nho nhỏ vẫn trống trơn vì chỉ có chưa đầy 10 khán giả đến xem!

Thực ra đây chỉ là hai câu chuyện nhỏ trong bao nỗi tiếc của khán giả khi bỏ lỡ nhiều suất chiếu cho cả trăm tác phẩm xuất sắc của điện ảnh thế giới mà không phải lúc nào khán giả Việt cũng có cơ hội được xem. Không chỉ thế, với những người đến được rạp thì cũng tiếc lây vì hầu như các suất chiếu đều không kín chỗ, thậm chí có những suất trống chỗ gần nửa.

Như buổi chiếu phim khai mạc - I, Daniel Blake vừa đoạt giải Cành cọ vàng 2016 - phòng chiếu trống đến 1/4 chỗ. Những buổi chiếu phim Ngày tươi đẹp, Gia đình, Không thể hòa hợp, Toa xe màu xanh, phòng chiếu 98 chỗ cũng chỉ kín được khoảng 1/2. “Mấy bạn già chúng tôi được con cho vé thì rủ nhau đi xem. Phim hay thế này mà người xem vắng. Tiếc quá ” - khán giả Hoàng Phú (Đống Đa, Hà Nội) nói sau buổi chiếu phim Gia đình của Philippines.

Nếu như kỳ liên hoan trước khán giả khá thờ ơ với phim quốc tế, thì kỳ này họ quan tâm hơn. Tại điểm phát vé của Trung tâm chiếu phim quốc gia - điểm chiếu đến gần 70 suất phim quốc tế, trong những ngày qua có nhiều khán giả đến xếp hàng nhận vé mời. 

Huấn, Minh Anh và Hiếu - ba sinh viên của ĐH Ngoại thương Hà Nội - đã ngồi đến phút cuối của Hồi ức (suất chiếu chiều 4-11). Các bạn cho biết: “Chúng tôi không nghĩ phim lại hay như thế”.

Riêng với phim Việt, khán giả vẫn quan tâm song không còn... “sốt” nhiều như mùa liên hoan trước (năn nỉ vào phòng chiếu và ngồi kín cả lối đi - như phim Đập cánh giữa không trung). Các suất chiếu phần lớn là vừa kín chỗ.

“Hot” như suất chiếu của phim Tấm Cám - chuyện chưa kể ở rạp Kim Đồng (9g30 ngày 4-11) nhưng phòng chiếu khoảng 150 chỗ cũng chỉ phải kê thêm vài ba ghế nhựa ở lối đi cho khán giả ngồi.

Một điều đáng tiếc là việc phát vé cho khán giả trước ngày công chiếu chính thức lại vô tình khiến các rạp chiếu rơi vào tình trạng “đầy vé ảo”. Trường hợp này xảy ra với phim Trúng số, chiếu suất 9g30 sáng 2-11. Nhiều khán giả đã tiếc nuối bỏ về vì vé của phim đã được phát hết trước đó. Tuy vậy rạp chiếu của Trúng số hôm đó vẫn còn rất nhiều chỗ trống do lượng người đăng ký vé không đến.

Hãy đến rạp dù không có vé

Việc phát vé mời năm nay có đổi mới là phát liên tục từ ngày 29-10 đến hết ngày 5-11, song vẫn theo cách cũ là chỉ phát vé cho các suất chiếu của hai ngày kế tiếp tính từ thời điểm nhận vé.

Có thể thấy, dù ban tổ chức đã rất nỗ lực đem nhiều phim hay đến liên hoan nhưng việc làm sao để thu hút nhiều khán giả đến rạp hơn cũng như việc phát vé sao cho hợp lý vẫn còn là câu chuyện cần phải tính toán của ban tổ chức.

Bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh, Trưởng ban tổ chức, Giám đốc liên hoan phim cho biết: “Trước liên hoan, các rạp có phần vắng khách hơn mọi năm, kể cả những suất phim thương mại, bom tấn. Trong thời gian diễn ra liên hoan, lượng khán giả quan tâm khá lớn là điều đáng mừng. Còn trong câu chuyện báo chí nêu thì cũng có phần đáng trách vì sự thiếu trách nhiệm của một lượng khán giả nhận vé nhưng không đến rạp.

Từ thực tế này, ban tổ chức rất mong báo chí truyền thông cùng ban tổ chức gửi đến những khán giả mong muốn xem phim tại mỗi kỳ liên hoan hãy đến rạp. Nếu còn chỗ, ban tổ chức sẽ mời vào sau khi phim bắt đầu. Đồng thời, mong báo chí phối hợp tuyên truyền lịch chiếu phim của liên hoan đến khán giả cùng ban tổ chức vì lịch chiếu thường được công bố trước cả tuần”.

ĐỨC TRIẾT - MINH TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar