21/07/2025 15:31 GMT+7

Hành trình giọt máu vàng cứu người ở Bệnh viện Chợ Rẫy

XUÂN MAI
và 1 tác giả khác

Để có được túi máu cấp cứu và điều trị cho người bệnh phải trải qua nhiều bước: từ vận động hiến máu nhân đạo, đến tổ chức lấy máu, xét nghiệm sàng lọc, điều chế, bảo quản máu và cuối cùng là cấp phát theo kế hoạch.

Hiến máu - Ảnh 1.

Những túi máu được tiếp nhận từ những tấm lòng vàng tình nguyện hiến tại Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy. Mỗi túi máu là hy vọng sống cho các bệnh nhân đang cần điều trị, cấp cứu - đặc biệt trong bối cảnh nguồn máu dự trữ đang giảm mạnh - Ảnh: THANH HIỆP

Tại Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), quy trình này diễn ra mỗi ngày, với khoảng 100 y bác sĩ, kỹ thuật viên ngày đêm miệt mài làm việc. Phóng viên Tuổi Trẻ đã theo chân họ trong tất cả các bước của quy trình này.

Bác sĩ Trần Thanh Tùng - trưởng khoa huyết học, kiêm phụ trách Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết trung tâm truyền máu của bệnh viện như một "nhà máy sản xuất" máu, đảm nhiệm tiếp nhận, xét nghiệm sàng lọc, điều chế và cung cấp máu cùng các chế phẩm máu cho 5 tỉnh Đông Nam Bộ, Bệnh viện Chợ Rẫy và một số bệnh viện tại TP.HCM.

Đồng thời trung tâm còn dự trữ máu cho các tình huống khẩn cấp như thảm họa, chiến tranh; và cung cấp máu đã chiếu xạ cho các ca ghép tạng - một công đoạn vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho người nhận và ghép.

Hành trình giọt máu vàng cứu người ở Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 2.

BS Trần Thanh Tùng - trưởng khoa huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy - trao đổi với báo Tuổi Trẻ - Ảnh: THANH HIỆP

"Từ một túi máu toàn phần, trung tâm có thể điều chế từ một hoặc nhiều chế phẩm máu như: khối hồng cầu lắng, huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh và tiểu cầu.

Các chế phẩm máu này được đưa vào kho bảo quản để cấp phát hằng ngày cho các bệnh viện theo kế hoạch", bác sĩ Tùng giải thích và cho hay trung tâm có 5 đơn vị, đang tiến tới đạt tiêu chuẩn GMP.

Bác sĩ Tùng cho biết thêm, hiện trung tâm là một trong số ít nơi tiếp nhận được 100% túi máu thể tích 350ml đạt chuẩn quốc tế, trong khi các nơi khác phần lớn chỉ lấy túi máu 250ml.

Khi mới thành lập, dù chỉ tiêu Bộ Y tế giao là 75.000 đơn vị, hiện nay trung tâm đã tiếp nhận và xử lý tới 150.000 đơn vị máu mỗi năm.

Hiện nguồn máu hiến đã giảm khoảng 50 - 60%, với khoảng 250 - 300 túi máu/ngày (trước đây trung bình tiếp nhận khoảng 500 - 600 túi máu/ngày). Lượng máu dự trữ trong kho trung bình mỗi ngày giảm, chỉ còn khoảng 3.000 túi.

Lý do, một số địa phương phải hủy kế hoạch hiến máu do chưa kiện toàn được nhân sự Hội chữ thập đỏ và ban chỉ đạo hiến máu cấp xã, phường sau sáp nhập.

Dù nguồn máu đầu vào giảm, trung tâm đang cung cấp đủ máu cho bệnh viện và các tỉnh trong khu vực được giao nhiệm vụ. Tuy nhiên bác sĩ điều trị phải cân nhắc kỹ hơn việc truyền máu, ưu tiên các ca bệnh nặng, cấp cứu hoặc mổ khẩn cấp.

Bác sĩ Tùng dự báo, nếu việc kiện toàn nhân sự cấp xã, phường không được thực hiện nhanh chóng, nguồn máu có thể giảm kéo dài trong 3 - 6 tháng tới, lúc này có thể ảnh hưởng đến công tác điều trị và cấp cứu người bệnh.

Hình ảnh hành trình những giọt máu vàng từ khi được hiến cho đến khi truyền vào người bệnh nhân:

Hiến máu - Ảnh 3.

Chị Lê Huỳnh Như (29 tuổi, ngụ TP.HCM) đến hiến máu tại trung tâm và được trải nghiệm kính thực tế ảo để thư giãn hơn - Ảnh: THANH HIỆP

Hiến máu - Ảnh 4.

Hiện Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong số ít nơi tiếp nhận được 100% túi máu thể tích 350ml đạt chuẩn quốc tế - Ảnh: THANH HIỆP

Hành trình giọt máu vàng cứu người ở Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 6.

Những túi máu sau khi tiếp nhận từ người hiến được chuyển xuống khu vực sản xuất chế phẩm máu. Các kỹ thuật viên sẽ tách túi máu toàn phần thành các chế phẩm máu phục vụ việc điều trị - Ảnh: THANH HIỆP

Hành trình giọt máu vàng cứu người ở Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 7.

Các túi máu toàn phần sẽ được đưa vào máy xoay ly tâm để điều chế từ một hoặc nhiều chế phẩm máu như khối hồng cầu lắng, huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh và tiểu cầu để phục vụ nhiều mục đích khác nhau - Ảnh: THANH HIỆP

Hiến máu - Ảnh 8.

Các túi máu sẽ được đưa vào thiết bị ép tách huyết tương cơ học, dùng lực ép để chia tách các thành phần máu thành các chế phẩm máu chuyên biệt và được tách thành túi riêng sau khi đã ly tâm - Ảnh: THANH HIỆP

Hiến máu - Ảnh 9.

Ngoài thiết bị ép tách huyết tương cơ học, trung tâm còn được trang bị máy tách thành phần máu tự động giúp việc tách chế phẩm máu được diễn ra nhanh chóng, tăng tính hiệu quả trong việc điều chế chế phẩm máu - Ảnh: THANH HIỆP

Hành trình giọt máu vàng cứu người ở Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 10.

Các túi máu hồng cầu sau khi được trích xuất từ túi máu toàn phần sẽ được đưa vào kho đông lạnh chuyên dụng có nhiệt độ từ 2-6 độ C để lưu trữ, sẵn sàng khi có yêu cầu cung cấp máu. Trong ảnh: kỹ thuật y Huỳnh Bảo Quốc đang kiểm tra túi máu được bảo quản trong tủ đông - Ảnh: THANH HIỆP

Hiến máu - Ảnh 11.

Nhóm máu O Rh- là một trong những nhóm máu hiếm. Hiện Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ lưu trữ một lượng rất ít để phục vụ cấp cứu trong những trường hợp đặc biệt - Ảnh: THANH HIỆP

Hành trình giọt máu vàng cứu người ở Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 12.

Sau tất cả công đoạn, những túi máu quý giá của những tấm lòng vàng sẽ được truyền vào những bệnh nhân đang chiến đấu với bệnh tật. Trong ảnh: một túi máu nhóm A Rh+ đang được truyền cho nữ bệnh nhân đang điều trị căn bệnh ung thư máu - Ảnh: THANH HIỆP

Hành trình giọt máu vàng cứu người ở Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 13.

Mỗi giọt máu cho đi là một tia hy vọng được thắp lên. Những tấm lòng vàng lặng lẽ hiến máu, gửi gắm yêu thương để cứu lấy những mảnh đời đang giành giật sự sống - Ảnh: THANH HIỆP

Hãy chủ động hiến máu khi đủ điều kiện sức khỏe

Bệnh viện Chợ Rẫy kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe chủ động tham gia hiến máu tại điểm hiến máu cố định của bệnh viện hay các trung tâm hiến máu khác trên địa bàn TP.HCM và cả nước, hoặc đăng ký hiến máu qua ứng dụng hiến máu.

Việc hiến máu vô cùng quan trọng để duy trì nguồn máu dự trữ và vấn đề an ninh máu, nhằm đảm bảo công tác điều trị và cấp cứu người bệnh, đặc biệt trong bối cảnh nguồn máu dự trữ ở nhiều địa phương hiện đang dần thiếu hụt.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Kim Thu qua đời

Ngày 21-7, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và tỉnh An Giang báo tin buồn: bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Kim Thu (phu nhân nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh) qua đời ngày 20-7, hưởng thọ 73 tuổi

Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Kim Thu qua đời

Bảo quản hành và khoai tây cùng nhau không gây nguy hiểm chết người

Một video trên mạng cảnh báo việc bảo quản hành củ và khoai tây cùng nhau gây tử vong cho trẻ em, nhưng thông tin này là sai.

Bảo quản hành và khoai tây cùng nhau không gây nguy hiểm chết người

Vừa điều trị ung thư, vừa giải đề: 'Chiến binh K’ xuất sắc đạt 28 điểm kỳ thi đại học

Nhận kết quả thi THPT quốc gia với 28 điểm khối A00, nam sinh Trương Huy Bách và gia đình không kìm nén được niềm hạnh phúc. Bởi lẽ đây là thành quả của sự nỗ lực, chiến đấu không ngừng của Bách suốt hơn 2 năm qua khi em vừa điều trị bệnh ung thư.

Vừa điều trị ung thư, vừa giải đề: 'Chiến binh K’ xuất sắc đạt 28 điểm kỳ thi đại học

Nước hành luộc vắt chanh có giúp hạ đường huyết?

Mạng xã hội lan truyền thông tin thêm vài giọt chanh vào nước hành luộc có thể hạ đường huyết.

Nước hành luộc vắt chanh có giúp hạ đường huyết?

Sụt cân đột ngột cảnh báo bệnh gì?

Không có ý định giảm cân, không ăn kiêng, không tập luyện cường độ cao, nhiều người vẫn sụt cân nhanh. Đây có thể là dấu hiệu mắc bệnh lý gì?

Sụt cân đột ngột cảnh báo bệnh gì?

Bác sĩ này khám ra thận mạn, tiểu đường nhưng bác sĩ khác khám thì không: Bệnh viện nói gì?

Mẹ tôi có đi khám sức khỏe định kỳ và được bác sĩ chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 2, thận mạn. Nhưng khi khám tại bệnh viện khác lại không có bệnh.

Bác sĩ này khám ra thận mạn, tiểu đường nhưng bác sĩ khác khám thì không: Bệnh viện nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar