08/01/2017 01:01 GMT+7

Hành trình 100 năm của triết gia Trần Đức Thảo

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - 'Hành trình của Trần Đức Thảo. Hiện tượng học và chuyển giao văn hóa' là ​cuốn sách đặc biệt về giáo sư, triết gia Trần Đức Thảo vừa ra mắt tại ĐH KHXH&NV TP.HCM sáng 7-1 trong khuôn khổ một tọa đàm bỏ túi.

Toạ đàm vè triết gia Trần Đức Thảo nhân ra mắt sách - Ảnh: L.Đ

Cuộc đời và thân phận của giáo sư Trần Đức Thảo một lần nữa được học giới và những người hâm mộ nhắc đến, dù chỉ trong khuôn khổ ra mắt sách tại giảng đường đại học.

Bắt đầu từ sự kiện vào năm 1939, chàng thanh niên Trần Đức Thảo được thu nhận vào học tại Trường Sư phạm cao cấp Paris và thuộc loại sinh viên ưu tú.

Sự kiện này, tại hội thảo về triết gia Trần Đức Thảo do Trường Sư phạm cao cấp Paris tổ chức năm 2012, Daniel Hémery - giảng viên Đại học Paris VII - đánh giá rằng vào thời kỳ đó, “nó là một hiện tượng mới của xã hội: đó là ở Việt Nam thuộc địa, hoàn toàn bị đô hộ từ năm 1884, lại có sự xuất hiện của nhóm trí thức - có thể gọi là giới tinh hoa? được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại, những người sở hữu tối thiểu một hoặc nhiều lĩnh vực kiến thức và tri thức khoa học đã được hình thành và tồn tại lâu đời ở phương Tây”.

Cũng chính kết quả hội thảo khoa học từ năm 2012 đó, là cơ sở để hình thành bản thảo tập sách này với các tham luận của những nhà triết học, khoa học viết về Trần Đức Thảo được chọn lọc và lần đầu dịch sang tiếng Việt (phần 1).

Phần 2 sách này là bản dịch tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng (Phénoménologie et matérialisme dialectique) của Trần Đức Thảo. Đây là bản dịch nghiêm túc và mới nhất của tác phẩm này - một luận văn được Trần Đức Thảo hoàn thành năm 27 tuổi và trở thành giáo trình/tài liệu tham khảo cho ngành triết ở phương Tây mãi cho đến ngày nay.

Dịch giả Phạm Văn Tuấn bày tỏ niềm vui khi tập sách về “hành trình Trần Đức Thảo” được ấn hành tại Việt Nam. “Từ nay, ta nhìn giáo sư Trần Đức Thảo bằng con mắt học thuật khác. Ta nên hình dung ông cũng rất hạnh phúc và chúng ta tiếp tục nghiên cứu ông cũng trong niềm hạnh phúc của học thuật như vậy”.

Sách do NXB Đại Học Sư phạm (Hà Nội) ấn hành. Diễn giả cũng là nhóm dịch giả và hiệu đính với những tên tuổi quen thuộc trong học giới: Bùi Văn Nam Sơn, Đinh Hồng Phúc, Phạm Văn Quang, Phạm Anh Tuấn. 

Buổi ra mắt sách lần này là mở đầu cho chuỗi hoạt động nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh giáo sư Trần Đức Thảo (1917-2017).

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar