31/10/2019 12:14 GMT+7

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Chiều 30-10 đã diễn ra lễ bế mạc chương trình hành hương Phật giáo qua 5 nước dọc sông Mekong ở tỉnh Siem Reap, Campuchia, khép lại hành trình lan tỏa lòng nhân ái kéo dài 18 ngày.

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 1.

Các chư tăng đoàn Việt Nam tham dự chuyến hành hương - Ảnh: BTC

Đoàn hành hương "Dharma Yatra" có 120 người, trong đó có 53 nhà sư đã vượt qua quãng đường dài 2.400 km qua 5 quốc gia lần lượt từ ngày 14-10 ở tỉnh Chiang Rai của Thái Lan, rồi qua nhiều tỉnh của Myanmar, Việt Nam, Lào và kết thúc vào ngày 30-10 ở tỉnh Siem Reap, Campuchia.

Trong suốt chuyến hành trình, đoàn hành hương đã tham gia nhiều hoạt động như đi khất thực xuyên biên giới, thực hiện các bài giảng Phật pháp ở các chùa địa phương, trồng cây bồ đề (mang tới từ Ấn Độ). Tổng cộng đoàn đã trồng được 16 cây bồ đề tại các chùa trên cả 5 quốc gia dọc sông Mekong.

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 2.

Đã có 16 cây bồ đề được trồng tại nhiều chùa xuyên suốt 5 nước dọc sông Mekong - Ảnh: BTC

Buổi lễ bế mạc có sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao của các nước và đại diện cho chư tăng đoàn Việt Nam là Hòa thượng Thích Thiện Tâm - phó Chủ tịch ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 3.

Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cúng dường - Ảnh: BTC

Phát biểu tại buổi lễ, phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh khẳng định sự kiện Dharma Yatra năm nay đã thể hiện nỗ lực của lãnh đạo các nước trong việc mang đến lợi ích, hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân các nước 5 nước dọc sông Mekong.

Sự kiện đã thúc đẩy hòa hợp giữa người dân 5 nước, qua đó trở thành cầu nối hữu nghị và đoàn kết cũng như là dịp để tăng cường kết nối, hợp tác phát triển.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Đại đức Thích Nhuận Thanh, từ chùa Linh Quang ở Điện Biên cho biết sự kiện hành hương là dịp để chư tăng 5 nước giao lưu, qua đó để không chỉ chư tăng mà còn người dân ở các nước mà đoàn đi qua có thể nuôi lớn tình thương yêu lẫn nhau và thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng.

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 4.

Người dân xếp hàng dọc đường để cúng dường - Ảnh: BTC

Đại đức Pháp Hảo từ chùa Thiên Trúc ở Hà Tiên, Kiên Giang là một trong số những đại biểu Việt Nam tham gia đoàn hành hương, chia sẻ rằng trong suốt 18 ngày vừa qua, sư thầy rất ấn tượng với việc đoàn được quan chức ở các nước đưa đón, hỗ trợ tận tình.

Người dân ở dọc đường thì luôn xếp hàng chào đón đoàn bất kể là trưa nắng hay khi tối trời với nụ cười thường trực trên môi.

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 5.

Chuyến hành hương là dịp để tìm hiểu văn hóa các nước - Ảnh: MINH KHÔI

Hành trình 18 ngày tuy dài nhưng trôi qua trong chớp mắt. Anh Vilavanh Lodsuvanh, phóng viên Thông tấn xã Lào, cho biết anh đã được thấy, được học nhiều điều qua chuyến đi, đặc biệt là cách mà người dân sinh sống, ăn uống ở Điện Biên không khác gì với đồng bào của anh ở Lào. Điều này tái khẳng định nhân dân Việt - Lào là anh em.

Anh Frank, phóng viên tờ Vientiane Times (Lào), khẳng định anh rất ấn tượng với khoảnh khắc người dân 2 nước Thái Lan và Myanmar xếp hàng dài xuyên biên giới dưới trời nắng gắt để cúng dường cho các nhà sư. "Đây không phải là khoảnh khắc mà bạn có thể dễ dàng chứng kiến trong đời sống hàng ngày", anh Frank nhận định.

Một số khoảnh khắc đẹp trong chuyến hành trình qua 5 nước:

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 6.

Phật giáo nguyên thủy Theravada có truyền thống nhà sư đi khất thực, hay còn gọi là đi bát. Mỗi nhà sư sẽ mang theo một cái bát to để đi xin thực phẩm, người dân tùy tâm mà cúng, nhà sư được cúng gì thì ăn đó - Ảnh: MINH KHÔI

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 7.

Đồ cúng dường thường thấy là bánh kẹo, mì gói và các loại thực phẩm khô, đôi lúc có cả tiền nữa - Ảnh: MINH KHÔI

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 8.

Bất kể là bao nhiêu tuổi, hễ là nhà sư theo Phật giáo nguyên thủy thì đều phải đi khất thực. Trong ảnh là các nhà sư nhỏ tuổi tham gia cùng đoàn khất thực ở Myanmar - Ảnh: MINH KHÔI

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 9.

Khất thực là một nét văn hóa nơi người dân các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar. Trẻ nhỏ cũng ra đường cúng dường cho sư với quan niệm đó là việc thiện nên làm - Ảnh: MINH KHÔI

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 10.

Tuy nhiên có những trẻ em kém may mắn hơn. Trong ảnh là 2 anh em cũng ngồi cùng đoàn cúng dường nhưng là xin đồ cúng từ các nhà sư. Các nhà sư sẽ cho lại một phần đồ cúng cho những em nhỏ này. Nếu vẫn chưa cho hết thì đồ cúng sẽ được mang đến các trường học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: MINH KHÔI

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 11.

Khi đi khất thực, các nhà sư không được mang giày, dép. Người dân phải đổ nước lên chân nhà sư cho đỡ nóng - Ảnh: BTC

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 12.

Du khách Tây tại Luang Prabang, Lào cũng tham gia cúng dường cho nhà sư - Ảnh: BTC

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 13.

Những vũ công Lào duyên dáng múa điệu múa chào mừng đoàn hành hương - Ảnh: BTC

Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười - Ảnh 14.

Hàng trăm người dân từ mọi lứa tuổi cùng cầu nguyện an lạc, hòa bình cùng các chư tăng tại Lào - Ảnh: BTC

Hành hương Phật giáo 5 nước dọc sông Mekong đến Điện Biên, lan toả lòng nhân ái

TTO - Đây là lần thứ 2 sự kiện hành hương Phật giáo 5 nước dọc sông Mekong diễn ra sau lần đầu đầu tiên năm 2017. Sự kiện còn có tên "Dharma Yatra". Dharma là đức hạnh, chính nghĩa, trách nhiệm xã hội. Yatra là hành hương.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar