31/03/2021 12:51 GMT+7

Hàng trăm học viên Học viện Múa Việt Nam ra trường 'trắng tay'

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Sau bao năm học hành vất vả tới khi ra trường, hàng trăm người học tại Học viện Múa Việt Nam mới 'ngã ngửa' mình không có bằng THCS, không có bằng THPT, không bằng trung cấp, không bằng cao đẳng.

Hàng trăm học viên Học viện Múa Việt Nam ra trường trắng tay - Ảnh 1.

Hội phụ huynh của hơn 300 học sinh, sinh viên thuộc Học viện Múa Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt với báo chí ngày 31-3 để kêu cứu về vấn đề bằng cấp - Ảnh: NGỌC DIỆP

Sáng 31-3, hội phụ huynh của 325 học sinh từ K40 đến K43 đang học hệ trung cấp và sinh viên từ K2 đến K6 đang học hệ cao đẳng của Học viện Múa Việt Nam đã kêu cứu về vấn đề bằng cấp.

325 học sinh, sinh viên này sau khi học xong lớp 6 tại các trường THCS bình thường đã được Trường CĐ Múa Việt Nam (nay là Học viện Múa Việt Nam) tuyển sinh vào hệ trung cấp, cao đẳng. Các phụ huynh cho biết khi nhập học, trường đã cam kết sẽ đào tạo cả chuyên môn múa và chuyên môn văn hóa cho con em của họ.

Nhưng vào tháng 5-2020, Học viện Múa Việt Nam thông báo tới học sinh, sinh viên sẽ phải thi trung cấp để ra trường.

Những phụ huynh đang có con học cao đẳng đều "ớ" ra con của họ đang học hệ cao đẳng phải quay đầu thi tốt nghiệp trung cấp. Nhưng sau đó các gia đình "sốc", "choáng toàn tập" khi biết không những con của họ không thể lấy được bằng trung cấp, mà còn không có bằng THCS, không bằng THPT.

Chị Lê Mai Hương có con học diễn viên múa K4 sau khi cho con thi vào Trường ĐH Sân khấu - điện ảnh Hà Nội về Học viện Múa Việt Nam rút hồ sơ mới tá hỏa con của chị không có bằng tốt nghiệp THCS, không bằng THPT. Nên sau một tháng học tại Trường ĐH Sân khấu - điện ảnh Hà Nội, con của chị bị loại vì không đủ điều kiện.

Khi phụ huynh chất vấn, lãnh đạo Học viện Múa Việt Nam cho biết chỉ có cách học sinh quay đầu về học THCS, THPT.

"Con chúng tôi năm nay 18 tuổi mà trường đề nghị quay lại học THCS, THPT, các anh chị có thể tưởng tượng được không? Chúng tôi sốc, choáng, không thể tưởng tượng được ngần ấy năm con chúng tôi học hành vất vả nhưng giờ trắng tay. Nhiều cháu ra trường không thể xin việc được", bà Phạm Thị Thu Thủy bức xúc.

Bà Thu Thủy cho biết thêm, con của bà được tuyển vào hệ cao đẳng chính quy, nhưng lãnh đạo trường trong cuộc họp gần nhất với phụ huynh cho biết thực chất chỉ là hệ cao đẳng liên thông.

Hội phụ huynh kêu cứu cho biết họ rất sốc khi biết Học viện Múa Việt Nam đã không liên kết với Phòng giáo dục - đào tạo của quận Cầu Giấy nên toàn bộ học sinh, sinh viên hiện không có mã số định danh.

Do đó toàn bộ quá trình học văn hóa, việc tổ chức thi THPT của Học viện Múa Việt Nam dành cho 325 học sinh, sinh viên không có giá trị pháp lý. Hội phụ huynh của 325 học sinh, sinh viên đã gửi các lá đơn kêu cứu tới cơ quan chức năng.

Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với lãnh đạo Vụ Đào tạo của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch - cơ quan chủ quản của Học viện Múa Việt Nam, vị lãnh đạo này cho biết bộ đã nắm được vấn đề và đang cố gắng tìm phương án xử lý, tháo gỡ để đảm bảo quyền lợi của người học.

Học viện Múa Việt Nam hiện chưa có phản hồi về vấn đề này.

Trước năm 2018, các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (học 7 môn văn hóa bắt buộc).

Người học sau khi hoàn thành chương trình được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT để nhận bằng tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nếu đã học xong khối lượng kiến thức văn hóa THPT (4 môn) cũng được tham dự kỳ thi đại học.

Tuy nhiên kể từ năm 2019, Bộ Giáo dục - đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT mà chỉ được giảng dạy khối kiến thức văn hóa (4 môn) theo quy định của Luật giáo dục năm 2019, để chỉ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chứ không liên thông lên đại học được.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên để bổ túc thêm văn hóa cho học sinh của mình, chứ không được tổ chức dạy văn hóa như trước.

Các học viện múa, âm nhạc kêu cứu vì không được đào tạo trung cấp

TTO - Trước nguy cơ không được tiếp tục đào tạo hệ trung cấp, Học viện Múa Việt Nam và Học viện Âm nhạc quốc gia đang kêu cứu.

NGỌC DIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực đợt bổ sung, dành cho thí sinh bị ảnh hưởng bởi sự cố trong kỳ thi đợt 2 năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Đại học Quốc gia TP.HCM kéo dài thời gian nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào học các trường đại học thành viên năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Hôm nay 2-7, sau nhiều ngày diễn ra kỳ khảo sát vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, một số phụ huynh vẫn phản ánh đề thi có nhiều lỗi dẫn đến kết quả thi không minh bạch.

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh tranh thủ tìm hiểu môi trường đại học, chính sách học phí và học bổng - những yếu tố quan trọng cho việc chọn chặng đường phía trước.

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu không để đứt gãy, gián đoạn việc chấm thi do sáp nhập đơn vị hành chính.

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar