10/03/2025 08:09 GMT+7

Hàng tỉ USD đang ở tài sản số, tiền mã hóa

Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể nào về tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa, nhưng các hoạt động giao dịch liên quan đang diễn ra vô cùng sôi động.

Hàng tỉ USD đang ở tài sản số, tiền mã hóa - Ảnh 1.

Thị trường tiền mã hóa, tài sản số có nhiều thách thức nhưng không ít lợi ích nếu có hành lang pháp lý rõ ràng - Ảnh minh họa sử dụng công nghệ AI

Tham gia đầu tư và mua bán các đồng tiền mã hóa trên các sàn giao dịch thế giới gần chục năm nay, Th. (TP.HCM) đã từng có lúc sắm được nhà, mua xe hơi nhờ lợi nhuận kiếm được.

Canh bạc tiền tỉ với nhiều người Việt

Thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19 tại Việt Nam cũng là khoảng thời gian ăn nên làm ra của Th. cũng như nhiều "nhà đầu tư" khác.

"Mình chỉ việc lên các sàn giao dịch tiền mã hóa, tạo tài khoản, dùng tiền Việt để mua các đồng tiền trung gian, rồi chuyển sang mua các đồng tiền mã hóa muốn đầu tư. Giá thấp thì mua vào, giá cao thì bán ra. Số tiền lời sau khi mua vào bán ra lúc đó lên đến vài tỉ đồng", Th. tự hào kể lại.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, việc đầu tư không còn may mắn như trước khiến Th. liên tục thua lỗ. Nợ ngày càng nhiều trong khi các kết quả đầu tư tiếp tục thất bại, Th. chuyển sang chiêu mời người quen và đồng nghiệp đầu tư làm ăn... và ôm tiền lặn mất tăm.

Th. chỉ là một trong hàng chục triệu người Việt đang tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Tại hội thảo xây dựng khung pháp lý cho tiền kỹ thuật số do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức mới đây, nhà báo Đinh Đức Thọ - phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM - cho biết Việt Nam ước tính có tới hơn 20 triệu người đã và đang sở hữu các dạng tài sản số, tiền kỹ thuật số.

"Thống kê cho thấy trong năm 2024, đối với tài sản số, Việt Nam nhận về hơn 105 tỉ USD - giảm so với mức 120 tỉ USD của năm 2023, nhưng vẫn gấp khoảng 4 lần tổng số vốn đầu tư FDI và tương đương 1/4 so với tổng GDP cả nước", ông Thọ nói.

Mới đây, đồng tiền ảo Pi thu hút sự quan tâm lớn của cư dân mạng Việt Nam khi được niêm yết lên một số sàn giao dịch. Giá đồng Pi có lúc đã được đẩy lên đến gần 3 USD, khiến nhiều người sở hữu nghĩ đến giấc mơ trở thành triệu phú từ tay trắng.

Trước đó, rất nhiều người dùng Pi đã tổ chức các hội nhóm chia sẻ các giao dịch mua bán được thanh toán bằng Pi, được gọi là giao dịch đồng thuận. Đồng Pi trở thành đồng tiền thanh toán được các thành viên hội nhóm chấp nhận, bất chấp quy định pháp luật Việt Nam chưa cho phép.

Nhưng cũng có rất nhiều chiêu trò lừa đảo biến tướng từ các mô hình mời gọi đầu tư tiền ảo, tài sản ảo liên tục diễn ra tại Việt Nam. Số nạn nhân ngày càng nhiều lên bởi ham làm giàu nhanh chóng. Nhiều người dân đã bị lừa mất số tiền đến cả chục tỉ đồng.

Điển hình nhất là vụ án lừa đảo 5.200 tỉ đồng của Phó Đức Nam (với biệt danh là Mr Pips). Nam và đồng bọn đã núp bóng các công ty tài chính để huy động tiền của người dân vào các sàn giao dịch ngoại hối và tiền ảo, sau đó chiếm đoạt...

Nhiều lợi ích, thách thức có thể hóa giải?

Theo tờ trình của Bộ Tài chính gửi Văn phòng Chính phủ, nếu Việt Nam cấm tài sản mã hóa cũng như các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (phát hành, sàn giao dịch, mua bán...) thì lợi ích mang lại có thể là giúp hạn chế hoạt động đầu tư vào các sản phẩm có tính biến động cao, hạn chế dòng tiền ra nước ngoài, tránh nguy cơ bị đưa vào danh sách đen của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) toàn cầu liên quan đến vấn đề rửa tiền, tài trợ khủng bố...

Tuy nhiên, việc cấm cũng gây cản trở hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ mới, không kịp thời hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và làm chậm quá trình chuyển đổi số. Đồng thời doanh nghiệp mất đi một kênh huy động vốn và đầu tư vốn mới, Nhà nước mất đi nguồn thu ngân sách tiềm năng.

Đó là chưa kể những người chơi, nhà đầu tư vẫn lách quy định cấm thông qua vượt tường lửa hoặc chuyển sang nền tảng phi tập trung. Điều này sẽ gia tăng rủi ro cho nhà đầu tư...

Trong khi đó, nếu cho phép và đưa tài sản mã hóa vào quản lý có thể đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như thu hút đầu tư nước ngoài; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ mới tại Việt Nam; tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua thu thuế, phí, lệ phí đối với các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa...

Tất nhiên, việc hợp pháp hóa các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa cũng đặt ra không ít thách thức. Chẳng hạn nhiều tài sản mã hóa không có giá trị nội tại rõ ràng, thông tin chưa đầy đủ, dẫn tới các hành vi thao túng; có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính truyền thống; gia tăng mức độ cạnh tranh đối với tiền gửi ngân hàng và chứng khoán; rủi ro "crypto hóa" (sự chuyển đổi thay thế tiền tệ truyền thống bằng tiền mã hóa); khó khăn trong việc giám sát các dữ liệu giao dịch ẩn danh...

Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ Tài chính, các thách thức nêu trên đều có thể được giải quyết phần lớn thông qua việc ban hành các quy định pháp lý mới và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành.

Mong sớm có hành lang pháp lý cho tiền mã hóa

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đồng tình việc Việt Nam nên nhanh chóng có hành lang pháp lý rõ ràng cho các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa, tài sản mã hóa.

Theo ông Trần Xuân Tiến, tổng thư ký Chi hội Blockchain TP.HCM, nhiều năm qua rất nhiều mô hình lừa đảo bằng tiền mã hóa đã xuất hiện tại Việt Nam. 

Dù chưa có khung pháp lý, thị trường blockchain bằng cách này hay cách khác đều đã len lỏi vào Việt Nam. Việc hoàn thiện khung pháp lý sẽ giúp quốc gia khai thác và quản lý được thị trường đã được hình thành này.

Trong khi đó, bà Lynn Hoàng, giám đốc quốc gia Binance tại Việt Nam, cho rằng trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, một môi trường pháp lý rõ ràng sẽ giúp nâng cao niềm tin thị trường và thu hút các công ty blockchain và nhà đầu tư toàn cầu.

Có thể lấy ví dụ về bài học thành công của UAE trong việc thu hút nguồn vốn quốc tế lớn từ các công ty đổi mới sáng tạo - một trong những bí quyết là quy định rõ ràng về tài sản số.

Cơ hội trở thành trung tâm blockchain của khu vực

Theo bà Krist Phạm, chuyên gia truyền thông và marketing blockchain, việc có hành lang pháp lý rõ ràng đem lại cho Việt Nam 3 lợi ích rất lớn. Thứ nhất là ngăn chặn thất thoát thuế đáng kể từ các giao dịch tài sản số. Thứ hai là tạo động lực cho ngành fintech (công nghệ tài chính), blockchain phát triển.

"Các start-up blockchain Việt Nam thường đăng ký tại Singapore do chính sách minh bạch, hỗ trợ tốt hơn. Nếu Việt Nam có quy định hợp lý, chúng ta có thể giữ chân và phát triển doanh nghiệp nội địa", bà Krist Phạm nhận định. Thứ ba là khi có khung pháp lý rõ ràng, các quỹ đầu tư lớn sẽ an tâm hơn khi rót vốn vào các dự án blockchain tại Việt Nam.

"Với số lượng người dùng tiền điện tử tốp đầu thế giới và cơ cấu dân số trẻ, yêu thích công nghệ, Việt Nam có cơ hội lớn để trở thành trung tâm blockchain của khu vực nếu xây dựng hành lang pháp lý hợp lý.

Bên cạnh đó, thay vì chỉ tập trung vào đánh thuế, cần có chiến lược dài hạn để khuyến khích doanh nghiệp và nền kinh tế số phát triển, thu hút vốn và công nghệ, từ đó đóng góp vào nền kinh tế số quốc gia", bà Krist Phạm đề xuất.

Tiền mã hóa vào Việt Nam đến 120 tỉ USD?

Khoảng 20 triệu người dân Việt Nam có sở hữu tài sản ảo. Tổng lượng tiền mã hóa đổ vào thị trường Việt Nam lên đến 120 tỉ USD…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Các doanh nghiệp đứng sau đường dây đa cấp với hơn 107.000 người Việt tham gia vừa bị “đánh sập” bất ngờ giảm vốn từ hàng chục tỉ đồng xuống chỉ còn vài trăm triệu.

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar