13/10/2024 09:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hàng rong, đánh giày, ăn xin... vẫn bủa vây du khách ở TP.HCM

Trong thời gian gần đây, nhiều điểm du lịch tại trung tâm TP.HCM xảy ra tình trạng người bán hàng rong, đánh giày, ăn xin... gây nhiều phiền nhiễu cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Hàng rong, đánh giày, ăn xin... bủa vây du khách - Ảnh 1.

Đoàn du khách châu Á vừa xuống xe tham quan, mua sắm tại chợ Bến Thành là lúc nhiều người bán hàng rong, quần áo, quà lưu niệm... bủa vây

Ngành du lịch TP.HCM đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc để thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố tham quan, mua sắm. Thế nhưng những cảnh đeo bám, chèo kéo du khách làm xấu xí hình ảnh du lịch TP.HCM.

Tại khu vực ngã tư đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1, TP.HCM) với nhiều trung tâm thương mại như Saigon Center, Saigon Square... và cửa hàng bán đồ lưu niệm được du khách chọn là điểm đến để mua sắm. Nơi đây thường xuyên có nhóm người đánh giày, xin ăn, hàng rong có lúc gần 30 người bám theo du khách chèo kéo bán hàng.

Một hướng dẫn viên du lịch chia sẻ: "Mỗi lần dẫn khách mua sắm ở khu Saigon Square đều gặp nhiều phiền phức. Người đánh giày, phụ nữ bế con nhỏ xin ăn, người bán đồ lưu niệm níu kéo khách, họ buộc phải đi thật nhanh để thoát khỏi những người đeo bám".

Còn tại điểm tham quan nổi tiếng Bưu điện TP.HCM hằng ngày cũng có nhiều người bán đủ thứ đồ lưu niệm, quần áo, nón, túi xách, khăn choàng... đeo bám khách từ lúc xuống xe đến lúc kết thúc buổi tham quan.

Ngoài ra, các điểm tham quan khác như chợ Bến Thành, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Dinh Độc Lập, Bảo tàng TP.HCM (ảnh dưới)... mặc dù bảng cấm hàng rong được cảnh báo khắp nơi nhưng những người bán nước dừa, bán quần áo, bán đồ lưu niệm vẫn hiện diện.

Hàng rong, đánh giày, ăn xin... bủa vây du khách - Ảnh 2.

Dù có biển cấm, những người bán hàng vẫn thản nhiên buôn bán trên vỉa hè đông du khách qua lại

Hàng rong, đánh giày, ăn xin... bủa vây du khách - Ảnh 3.

Khách du lịch nội địa ở khu vực Nhà thờ Đức Bà TP.HCM cũng không thoát việc bị đeo bám

Hàng rong, đánh giày, ăn xin... bủa vây du khách - Ảnh 4.

Người bán dừa theo sát du khách tại điểm tham quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập

Hàng rong, đánh giày, ăn xin... bủa vây du khách - Ảnh 6.

Những người đánh giày cố gắng chào mời một du khách trên đường Lê Lợi

Hàng rong, đánh giày, ăn xin... bủa vây du khách - Ảnh 7.

Hàng lưu niệm đưa “tận mặt” du khách trước Bưu điện TP.HCM

Hàng rong, đánh giày, ăn xin... bủa vây du khách - Ảnh 8.

Nhóm du khách nước ngoài hoảng hốt khi bị người đánh giày bất ngờ nắm giày

Hàng rong, đánh giày, ăn xin... bủa vây du khách - Ảnh 5.

Phía trước nhiều trung tâm thương mại trên đường Lê Lợi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Tự Trọng… không xa lạ với hình ảnh này

Hàng rong, đánh giày, ăn xin... bủa vây du khách - Ảnh 9.

Kể từ lúc xuống xe tại điểm tham quan Bưu điện TP.HCM cho đến lúc trở lại xe, những người bán hàng rong đeo chặt du khách

Hàng rong tràn lan: Giám đốc Sở Công Thương nói nếu không có người mua thì không có người bán

Một đại biểu Nghệ An đã mang 5 gói kẹo không rõ nguồn gốc được mua với giá 16.000 đồng tới nghị trường, bày tỏ lo ngại tình trạng bán hàng rong trước cổng trường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar