27/10/2019 17:54 GMT+7

Hàng nghìn người dự đại lễ tưởng niệm 906 năm ni sư Diệu Nhân viên tịch

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Ngày 27-10, hàng ngàn tăng ni, phật tử từ nhiều tỉnh thành đã tụ hội về Học viện Phật giáo Việt Nam (Hà Nội) tham dự đại lễ tưởng niệm 906 năm ni sư Diệu Nhân - một "hiện tượng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam" - viên tịch.

Hàng nghìn người dự đại lễ tưởng niệm 906 năm ni sư Diệu Nhân viên tịch - Ảnh 1.

Hàng nghìn tăng ni, phật tử cả nước đã tham gia đại lễ tưởng niệm ni sư Diệu Nhân - "một hiện tượng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam" - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Đại lễ do Phân ban Ni giới trung ương (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) phối hợp với Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức.

Dự đại lễ có hòa thượng Thích Đức Nghiệp - phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; hòa thượng Thích Thiện Nhơn - chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; đại diện các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, các chư tôn đức giáo phẩm và đông đảo phật tử.

Tại đại lễ, các chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại biểu, phật tử đã cùng dâng hương tưởng niệm và ôn lại cuộc đời, đức độ, quá trình tu hành của ni sư Diệu Nhân trong việc lan tỏa đạo lý, đức hạnh tốt đẹp tới các phật tử, khẳng định những đóng góp to lớn của nữ phật tử trong việc phát triển Phật giáo tại Việt Nam.

Hàng nghìn người dự đại lễ tưởng niệm 906 năm ni sư Diệu Nhân viên tịch - Ảnh 2.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết khẳng định sư ni mà được nối dòng thiền thì duy nhất chỉ có Diệu Nhân - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Ni trưởng Thích Đàm Nghiêm - phó trưởng ban thường trực Phân ban Ni giới trung ương, trưởng ban tổ chức đại lễ - cho biết ni sư Diệu Nhân (1042-1113) thế danh là Lý Ngọc Kiều, là con gái của Phụng Càn Vương - Lý Nhật Trung, là cháu nội vua Lý Thái Tông và là con nuôi vua Lý Thành Tông.

Ni sư xuất gia tu Phật, làm đệ tử của thiền sư Chân Không (1046 - 1100) nối pháp đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi; là người tu hành đắc đạo, tài đức vang dội triều dã, công đức sánh ngang với hàng tăng chúng; xứng danh là vị tổ sư ni tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam - Phật sử Trung Ni, vô song hào kiệt.

Trước đó, tại buổi họp báo về sự kiện này, thượng tọa Thích Thanh Quyết khẳng định sư ni mà được nối dòng thiền thì duy nhất chỉ có Diệu Nhân, nên đây là một "hiện tượng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam".

Bà là một người nữ xuất gia tu hành, thành đạo, trở thành bậc tổ sư ni và thiền sư ni người Việt đầu tiên trên đất nước Việt Nam.

Hàng nghìn người dự đại lễ tưởng niệm 906 năm ni sư Diệu Nhân viên tịch - Ảnh 3.

Đại lễ được tổ chức trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Hàng nghìn người dự đại lễ tưởng niệm 906 năm ni sư Diệu Nhân viên tịch - Ảnh 4.

Hàng nghìn phật tử từ nhiều tỉnh thành cùng về dự đại lễ tưởng niệm - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Tại đại lễ, ban tổ chức đã tặng 100 triệu đồng cho Quỹ Khuyến học Việt Nam.

Trước đó, trong khuôn khổ sự kiện này, ngày 26-10, một hội thảo khoa học với hơn 100 bản tham luận về ni sư Diệu Nhân đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều tăng ni, phật tử, nhà nghiên cứu.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Đặng Huy Trứ - ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Hàng trăm chậu hoa lan cùng hội tụ về công viên Tao Đàn tham gia Festival Hoa lan TP.HCM lần thứ ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20-5.

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi xuất bản lần đầu vào năm 1957, đến nay vẫn được đông đảo bạn đọc các thế hệ yêu thích.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?

Lâu lắm rồi, nghệ sĩ Hạnh Thúy mới trở lại vai trò đạo diễn ở sân khấu chuyên nghiệp với vở diễn có cái tên ngắn gọn: Ghen.

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar