23/12/2024 12:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hàng loạt đại học phát cảnh báo chiêu lừa đảo học bổng, giảm học phí cho sinh viên

Hàng loạt trường đại học phát cảnh báo chiêu trò lừa đảo sinh viên về học bổng, giảm học phí khi chuyển khoản cho cá nhân.

Hàng loạt đại học phát cảnh báo chiêu lừa đảo học bổng, giảm học phí cho sinh viên - Ảnh 1.

Thông báo lừa đảo gửi cho sinh viên Trường đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: N.T.

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa phát cảnh báo sinh viên về tình trạng lừa đảo mạo danh giảng viên của trường yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, đóng học phí giúp sẽ được miễn giảm.

Trường cảnh báo phụ huynh, sinh viên cảnh giác, tuyệt đối không chuyển tiền học phí vào bất kỳ tài khoản ngân hàng cá nhân nào. 

Các thông báo thu tiền chỉ có giá trị khi đăng tải trên kênh website, fanpage chính thức của trường.

Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng phát đi cảnh báo tương tự đối với sinh viên trường.

Trước đó, hàng loạt trường đại học như FPT, Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), Y Dược TP.HCM, Giao thông vận tải TP.HCM... phát cảnh báo tình trạng lừa đảo sinh viên dưới dạng học bổng.

Trong đó kẻ xấu mạo danh thông báo của Trường đại học FPT về học bổng Chính phủ Nhật Bản năm 2024.

Ở nhiều trường đại học khác, kẻ xấu giả mạo thông báo trúng tuyển học bổng của trường. Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) xác nhận đây là thông báo mạo danh.

Mọi quy trình về đăng ký và xét duyệt học bổng cho sinh viên của trường đều được triển khai theo hệ thống chặt chẽ thông qua email và các kênh thông tin điện tử chính thống của trường, do các phòng chuyên trách theo dõi và cập nhật thường xuyên cho sinh viên.

Cũng với thủ đoạn lừa đảo này, thư mời giao lưu quốc tế với sinh viên trúng tuyển học bổng cũng được gửi cho sinh viên Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM.

Trường này cho biết nhận được thông tin phản ánh của sinh viên về việc nhận thông báo trúng tuyển học bổng và yêu cầu đóng khoản phí để được xét duyệt. Trường xác nhận không phát hành thư mời giao lưu quốc tế cho sinh viên trúng tuyển học bổng.

"Sinh viên cần đề cao cảnh giác trước các thông tin giả mạo, lừa đảo yêu cầu chuyển khoản. 

Sinh viên cần theo dõi các kênh thông tin chính thức của trường và tìm hiểu, xác minh thông tin một cách chính xác và đầy đủ nhất, tránh bị kẻ xấu lợi dụng" - trường khuyến cáo.

Thông báo trúng tuyển học bổng cũng được gửi đến sinh viên Trường đại học Y Dược TP.HCM nhằm mục đích lừa đảo. Trường cho biết các đối tượng này có thể yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền hoặc thực hiện các hành vi không chính đáng dưới danh nghĩa của nhà trường.

"Không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào qua email hoặc tin nhắn không rõ nguồn gốc. Chỉ thực hiện giao dịch tài chính qua các kênh chính thức của nhà trường, đã được thông báo công khai" - trường lưu ý sinh viên.

6 nguyên tắc phòng chống lừa đảo trực tuyến

Nhằm giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra quy tắc "6 không" trong Cẩm nang nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến. Cụ thể:

- Không cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho đối tượng không quen biết; thận trọng rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền.

- Không kết bạn và nói chuyện với người lạ, đặc biệt là những tài khoản có hình ảnh ngoại hình đẹp và bắt mắt. Tuyệt đối không nhận lời mời tham gia các hội nhóm mà không rõ mục đích.

- Không truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website, ứng dụng hoặc mở tệp đính kèm đến từ người gửi không xác định, không rõ nguồn gốc.

- Không có cán bộ cơ quan nhà nước, Bộ Công an, viện kiểm sát, tòa án hay đơn vị tài chính nào gọi điện để điều tra qua điện thoại, yêu cầu phải cung cấp thông tin cá nhân hay đóng tiền.

- Không thực hiện chuyển khoản trước, tuyệt đối không đặt cọc, chuyển khoản tiền cho người lạ trong bất cứ trường hợp nào.

- Không tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận "phi thực tế" mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ "việc nhẹ lương cao"...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Gần đây xuất hiện hàng loạt tài khoản giả mạo trên các nền tảng Facebook và TikTok, đăng tải các nội dung đùa giỡn quá trớn, thiếu chuẩn mực khiến hãng thức ăn nhanh KFC Việt Nam và Jollibee phải ra thông báo khẩn.

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Nhà hàng Trường Phát ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng bị khách tố thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'. Thực hư thế nào?

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI

Tổng giáo phận TP.HCM đăng cảnh báo trên Fanpage tổng giáo phận về việc nhiều người chia sẻ hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI gây nhiễu loạn thông tin.

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI

Tội phạm mạng nhắm vào học sinh, sinh viên: Giả công an, tạo Zoom, chiếm đoạt tiền tỉ

Nhiều học sinh, sinh viên bị lừa đảo qua mạng với thủ đoạn giả danh công an, viện kiểm sát, dọa liên quan án hình sự.

Tội phạm mạng nhắm vào học sinh, sinh viên: Giả công an, tạo Zoom, chiếm đoạt tiền tỉ

Kiểm tra cơ sở lòng se điếu: Chủ quán ‘bốc phét’ bộ lòng 20m thành 40m

Chủ cơ sở Lòng chát quán thừa nhận bộ lòng se điếu dài 40m được lan truyền trên mạng xã hội thực tế chỉ dài hơn 20m.

Kiểm tra cơ sở lòng se điếu: Chủ quán ‘bốc phét’ bộ lòng 20m thành 40m

Treo vú dê, bán vú heo

Từ lòng se điếu, không ít người đang liên tưởng đến câu chuyện vú heo được 'hô biến' thành vú dê bán cho khách.

Treo vú dê, bán vú heo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar