19/03/2025 10:28 GMT+7

Hancorp ‘ôm’ ngàn tỉ vốn nhà nước, đầu tư vào hàng chục công ty thua lỗ

Nắm giữ khối tài sản nhà nước hơn 6.700 tỉ đồng, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) đầu tư tài chính vào 37 công ty con, công ty liên kết, trong đó 14 công ty thua lỗ, có nguy cơ mất vốn nhà nước.

‘Ôm’ ngàn tỉ vốn nhà nước, Hancorp đầu tư vào hàng chục công ty thua lỗ - Ảnh 1.

Một dự án chung cư do Hancorp đầu tư tại Hà Nội - Ảnh: H.C.

Nguy cơ mất vốn nhà nước

Thanh tra Bộ Tài chính vừa ban hành kết luận thanh tra tài chính tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP, theo đó trong năm tài chính 2023 doanh nghiệp này đã đầu tư tài chính vào 37 công ty con, công ty liên kết, trong đó có nhiều khoản đầu tư có nguy cơ mất vốn.

Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2023, Hancorp có tổng tài sản, nguồn vốn hơn 6.770 tỉ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu tại công ty mẹ khoảng 1.410 tỉ đồng.

Tính đến hết năm tài chính 2023, Bộ Xây dựng vẫn nắm giữ 98,83% vốn chủ sở hữu cổ phần vốn tại công ty mẹ Hancorp, tương đương khoảng 1.393 tỉ đồng.

Kết luận thanh tra tài chính tại Hancorp cho thấy dù sở hữu khối tài sản nhà nước nhiều ngàn tỉ đồng, nắm giữ nhiều lợi thế về đất đai, nhưng lợi nhuận kinh doanh của "ông lớn" nhà nước này trong năm 2023 khá khiêm tốn, chỉ đạt khoảng 44,6 tỉ đồng.

Thanh tra Bộ Tài chính kết luận tại thời điểm thanh tra công ty mẹ Hancorp đầu tư góp vốn vào 37 công ty con, công ty liên doanh, liên kết, với tổng số tiền hơn 992 tỉ đồng.

Trong đó, Hancorp đầu tư vào 7 công ty con khoảng 192 tỉ đồng, 13 công ty liên doanh, liên kết hơn 344 tỉ đồng và đầu tư dài hạn vào 17 công ty khác khoảng 455 tỉ đồng.

Về hiệu quả đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết của Hancorp, Thanh tra Bộ Tài chính cho biết có 23 công ty làm ăn có lãi trong năm tài chính 2023.

Trong 23 công ty này có 5 công ty lỗ lũy kế, gồm: Công ty CP Thiết bị và vật liệu xây dựng Hancorp lỗ 17 tỉ đồng, Công ty TNHH Quốc tế Hồ Tây lỗ hơn 140 tỉ đồng, Công ty CP Đầu tư xây dựng Phú Mỹ lỗ hơn 187 tỉ đồng, Công ty CP Đầu tư PT Gas đô thị lỗ 32 tỉ đồng...

Ngoài ra, có 4 công ty Hancorp đầu tư vốn đã dừng hoạt động, 8 công ty kinh doanh thua lỗ dẫn đến phải trích lập dự phòng.

‘Ôm’ ngàn tỉ vốn nhà nước, Hancorp đầu tư vào hàng chục công ty thua lỗ - Ảnh 2.

Trụ sở Hancorp trên phố Quang Trung, Hà Nội - Ảnh: H.C.

Nhiều khoản đầu tư không hiệu quả

Một số khoản đầu tư của Hancorp trước thời điểm cổ phần hóa tính đến cuối năm tài chính 2023 không hiệu quả. Đó là các khoản đầu tư vào: Công ty CP Xây dựng Hancorp 2, Công ty CP Cơ khí và xây dựng, Công ty CP Thủy điện Hùng Lợi, Công ty CP Sahabak, Công ty CP Phát triển đô thị Bắc Hà Nội, Công ty CP BOT xe điện mặt đất số 1.

Về giá trị đầu tư bất động sản của Hancorp tại thời điểm thanh tra cuối năm 2023 hơn 426 tỉ đồng, trong đó công ty mẹ đầu tư khoảng 350 tỉ đồng, Công ty CP Dịch vụ đô thị Hancorp đầu tư khoảng 9 tỉ đồng, Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội đầu tư khoảng 66 tỉ đồng.

Công ty mẹ Hancorp cũng bỏ tiền đầu tư 4 lô đất tại khu giãn dân Bãi Nổ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Các lô đất này chỉ có quyết định về nguyên tắc cho sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng hai bên ký kết nhưng chưa có quyết định giao đất, giấy phép xây dựng.

Có 4/4 đơn vị được thanh tra thuộc Hancorp phát sinh nợ quá hạn phải thu lên tới hơn 475 tỉ đồng, dẫn đến tổng công ty phải trích lập dự phòng hơn 151 tỉ đồng, ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Qua thanh tra cũng phát hiện 2 đơn vị thuộc Hancorp hạch toán tăng chi phí không đúng quy định hơn 24 tỉ đồng, yêu cầu Hancorp nộp bổ sung hơn 7 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thanh tra yêu cầu thu hồi vốn, tránh thất thoát tài sản nhà nước

Trách nhiệm để xảy ra vi phạm theo Thanh tra Bộ Tài chính thuộc về lãnh đạo Tổng công ty Hancorp và lãnh đạo các đơn vị thành viên.

Thanh tra Bộ Tài chính yêu cầu Hancorp thoái vốn tại 4 lô đất đã đầu tư nhưng không thể triển khai dự án do các lô đất thuộc quy hoạch Khu di tích bảo tồn Cổ Loa.

Đồng thời yêu cầu Hancorp tổ chức rà soát, đánh giá các khoản đầu tư tài chính tại doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, xây dựng phương án cụ thể để khắc phục các khó khăn tài chính của doanh nghiệp.

Xử lý thoái vốn, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, thu hồi vốn đối với các khoản đầu tư không hiệu quả, lỗ lũy kế kéo dài, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn, tránh thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Cơ quan thanh tra cũng yêu cầu Hancorp chỉ đạo việc đối chiếu nợ phải thu, phải trả đầy đủ, đánh giá, phân tích khả năng trả nợ, thu hồi nợ, không để phát sinh thêm nợ khó đòi, có biện pháp thu hồi hơn 475 tỉ đồng nợ khó đòi.

Loạt tồn tại tài chính, đất đai tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội

TTO - Kiểm toán tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra loạt tồn tại đất đai, quản lý tài chính, chi phí đầu tư dự án thời gian qua, và yêu cầu phải nộp bổ sung vào ngân sách hàng trăm tỉ đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm

Tập đoàn Livzon, thông qua công ty con tại Singapore, vừa công bố dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại gần 65% cổ phần công ty dược ở Việt Nam.

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm

Không để sầu riêng trở thành... 'sầu chung'

Xuất khẩu sầu riêng gặp khó, nếu kéo dài đất nước mất đi một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Vì vậy, không để sầu riêng thành... "sầu chung".

Không để sầu riêng trở thành... 'sầu chung'

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận chậm tiến độ do vướng mắc về khung giá điện, đặc biệt với các dự án điện gió và thủy điện tích năng.

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar