12/03/2019 15:04 GMT+7

Hàn Quốc nói Thượng đỉnh Mỹ - Triều không có tuyên bố do Mỹ phần lớn

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Việc Mỹ đột ngột thay đổi lập trường, đòi Triều Tiên phi hạt nhân hóa toàn bộ và đưa ra các yêu cầu quá cao với Bình Nhưỡng trong cuộc gặp tại Hà Nội đã khiến cuộc gặp kết thúc mà không ra được thỏa thuận gì.

Hàn Quốc nói Thượng đỉnh Mỹ - Triều không có tuyên bố do Mỹ phần lớn - Ảnh 1.

Phim tài liệu của Triều Tiên về chuyến công du Việt Nam và thượng đỉnh Mỹ-Triều của ông Kim Jong Un - Ảnh chụp màn hình

Phát biểu trong một diễn đàn ở Hàn Quốc ngày 12-3, ông Moon Chung In - cố vấn cấp cao về đối ngoại của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, cho rằng cả Mỹ và Triều Tiên đều có lỗi khi cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 kết thúc mà không có thỏa thuận. 

Nhưng Washington phải chịu trách nhiệm lớn hơn cho việc này. Bởi lẽ, trước cuộc gặp ở Hà Nội, có nhiều chỉ dấu và tín hiệu sau các cuộc đàm phán Mỹ - Triều ở cấp thấp hơn cho thấy Washington đã đồng ý phi hạt nhân hóa theo từng giai đoạn.

Ông Moon dẫn ra một bài phát biểu của đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun tại Đại học Stanford (Mỹ). Trong đó, ông Biegun cho biết Washington sẽ theo đuổi các lộ trình đàm phán và tuyên bố chung.

Tuy nhiên tại Hà Nội, phái đoàn ông Trump đã lật ngược lại mọi thứ và gây sức ép để đạt được một thỏa thuận toàn diện - cách mà cố vấn Moon gọi là "chiến lược được ăn cả, ngã về không".

"Người Mỹ đưa ra yêu cầu quá cao với Triều Tiên để đạt một thỏa thuận lớn trong khi Chủ tịch Kim Jong Un tự tin có thể thuyết phục được Tổng thống Trump những thứ mà ông ấy muốn có cho việc đóng cửa tổ hợp hạt nhân Yongbyon" - Hãng tin Reuters dẫn tiết lộ của ông Moon.

Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối cho biết có liên lạc với Triều Tiên sau thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội hay không. Nhưng theo một tuyên bố của ông Biegun ngày 11-3, các nỗ lực ngoại giao "vẫn còn sống".

Ông Moon cho rằng để thu hẹp khoảng cách Mỹ - Triều, tổng thống Hàn Quốc có thể sẽ bí mật gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên rồi bay sang Mỹ gặp ông Trump như đã từng làm trước thượng đỉnh lần một ở Singapore.

Cách đây không lâu, Đài CNN của Mỹ đã dẫn các nguồn tin riêng tiết lộ những giờ phút cuối cùng bên trong khách sạn Metropole ở Hà Nội, nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Trong lúc Tổng thống Trump chuẩn bị rời khách sạn Metropole để trở về KS Marriott cho cuộc họp báo của phía Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui đã vội vã đến gặp phái đoàn Mỹ, mang theo một tin nhắn đặc biệt của Chủ tịch Kim Jong Un.

Trong đó Triều Tiên đồng ý dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon - trái tim của chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng - đổi lấy việc Mỹ ủng hộ dỡ bỏ một số lệnh cấm vận Triều Tiên do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt giai đoạn 2016 - 2017.

Tuy nhiên, tin nhắn của ông Kim Jong Un không làm thỏa mãn người Mỹ, bởi họ muốn biết chính xác quy mô dỡ bỏ cơ sở này là bao nhiêu và liệu Bình Nhưỡng có đồng ý với cách hiểu của Washington hay không.

Bà Choe lại một lần nữa rời đi để hỏi ý kiến lãnh đạo và nhanh chóng trở lại cùng câu trả lời rằng chủ tịch Kim nói việc dỡ bỏ bao gồm tất cả những gì có trong khu vực Yongbyon. Nhưng câu trả lời đó vẫn không đủ sức lay chuyển nhà lãnh đạo Mỹ.

"Chúng tôi cần nhiều hơn thế" - ông Trump khẳng định trong cuộc họp báo sau đó tại KS Marriott.

Cố vấn Moon bình luận rằng một thỏa thuận có lẽ đã được ký nếu Triều Tiên cam kết chấm dứt chương trình làm giàu uranium ở những cơ sở khác chứ không riêng gì Yongbyon đã quá nổi tiếng.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng

Vụ việc xảy ra gần thành phố Johannesburg của Nam Phi, quốc gia có một số mỏ vàng sâu nhất và lâu đời nhất thế giới.

Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ giữ lại các bộ trưởng phụ trách thương mại, tài chính, ngân sách và kinh tế, nhưng sẽ thay ngoại trưởng trong cuộc cải tổ nội các của ông.

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Hôm 23-5, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Shinjiro Koizumi cam kết sẽ sớm đưa gạo giá rẻ từ kho dự trữ quốc gia ra thị trường, nhằm ngăn người dân chuyển sang tiêu thụ gạo nhập khẩu.

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Sau 3 ngày đàm phán, các nước G7 gửi đi thông điệp về sự đoàn kết dù vẫn còn nhiều bất đồng, bao gồm chia rẽ về vấn đề thuế quan.

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar