11/07/2023 16:43 GMT+7

Hàn Quốc lại tranh cãi về việc ăn thịt chó

Cứ đến tháng 7, thời điểm được cho là 'tốt nhất' trong năm để thưởng thức canh thịt chó, câu chuyện này lại trở thành tâm điểm của những cuộc tranh cãi trên khắp Hàn Quốc.

Một khu phố chuyên bán món canh thịt chó hầm ở chợ Chilseong, thành phố Daegu, Hàn Quốc vắng lặng, dù đã vào mùa cao điểm để thưởng thức món ăn này - Ảnh: YONHAP

Một khu phố chuyên bán món canh thịt chó hầm ở chợ Chilseong, thành phố Daegu, Hàn Quốc vắng lặng, dù đã vào mùa cao điểm để thưởng thức món ăn này - Ảnh: YONHAP

Món thịt chó còn được biết đến là món ăn “quốc hồn quốc túy” của Hàn Quốc lại một lần nữa khiến người dân nước này chia thành hai nửa, một bên là các nhóm bảo vệ quyền động vật, bên còn lại là những người nuôi và kinh doanh thịt chó, theo Hãng thông tấn Yonhap.

Món boshintang hay thịt chó hầm từ lâu đã là món ăn để người dân Hàn Quốc chống lại cái nóng trong ngày nóng nhất trong năm, và năm nay rơi vào ngày 11-7.

Gây tranh cãi trong chính người dân Hàn

Một số người Hàn Quốc, đặc biệt là những người lớn tuổi tại nước này vẫn cho rằng việc ăn thịt chó là một khía cạnh đặc biệt trong văn hóa của Hàn Quốc. Không những vậy, thịt chó cũng được xem là một loại thực phẩm.

Trước đó, hôm 8-7 vừa qua, khoảng 200 thành viên của Hiệp hội Những người nuôi chó lấy thịt (ADF) đã xuống đường biểu tình ở phố Jongno, trung tâm thủ đô Seoul để công khai ăn thịt chó. Thậm chí, những người này còn mời những người qua đường những phần thịt chó ăn thử.

Ông Ju Yeong Bong, chủ tịch ADF, cho rằng việc cấm ăn thịt chó là một hình thức phân biệt đối xử, bởi thịt chó cũng là một loại thực phẩm. Việc ăn thịt chó là một quyền lựa chọn thực phẩm tự do của mỗi con người.

“Quyền tự do lựa chọn ăn gì của con người phải được tôn trọng và đảm bảo. Các chính trị gia, các nhà hoạt động, các nhóm bảo vệ động vật hay thậm chí là tổng thống cũng không được quyền phản đối các quyền cơ bản của một người”, ông Ju nói với tờ Korea Herald.

Theo ông Ju, hiện có khoảng 70.000 tấn thịt chó (nuôi lấy thịt) đang được phân phối trên khắp Hàn Quốc. 

Hàn Quốc vẫn "loay hoay" tìm cách cấm 

Cho đến nay, việc tiêu thụ thịt chó vẫn chưa được pháp luật Hàn Quốc quy định rõ ràng, khiến việc tiêu thụ thịt chó tại nước này chỉ bị hạn chế, chứ chưa bị cấm hoàn toàn.

Trong khi các cuộc tranh luận về việc ăn thịt chó vẫn đang diễn ra gay gắt, Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee đã công khai cam kết chấm dứt mọi hình thức tiêu thụ thịt chó. 

Ngoài ra, hồi tháng 4 vừa qua, các nhà lập pháp của cả đảng cầm quyền và các đảng đối lập đều đã đệ trình lên Quốc hội nước này dự luật cấm ăn thịt chó, nhằm chấm dứt truyền thống kỳ lạ của nước này.

Đến cuối tháng 5, bà Kim Ji Hyang, một thành viên của Đảng Quyền lực nhân dân (PPP) cầm quyền, đã đưa ra dự luật cấm ăn thịt chó, mèo và phạt tối đa 5 triệu won (hơn 3,8 nghìn USD) đối với các doanh nghiệp kinh doanh thịt chó mèo như một loại thực phẩm.

Mặc dù ngày nay món thịt chó không còn xuất hiện hằng ngày trên bàn ăn của người dân Hàn Quốc, tuy nhiên, theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội Nhân đạo quốc tế Hàn Quốc, 53,6% người trẻ tại đất nước này cho biết họ đã vô tình ăn phải thịt chó do áp lực từ những người lớn trong gia đình.

Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc kêu gọi người dân ngừng ăn thịt chó

TTO - Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee kêu gọi người dân chấm dứt ăn thịt chó, nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với người bạn tốt nhất của con người.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng văn hóa

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Đài CNN dẫn báo cáo của Ukraine cho biết Triều Tiên sắp đưa từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ sang Nga hỗ trợ chiến sự tại Ukraine.

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Nghị sĩ Ukraine: Mỹ không còn là đồng minh của Kiev

Các nghị sĩ Ukraine chỉ trích Mỹ không ưu tiên Kiev, cho rằng điều này giúp Nga đạt bước tiến trên chiến trường.

Nghị sĩ Ukraine: Mỹ không còn là đồng minh của Kiev

Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ?

Đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp làm rõ nội dung điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump ngày 2-7.

Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar