27/06/2023 19:59 GMT+7

Hàn Quốc không cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam, chỉ thu hồi sản phẩm vi phạm

Văn phòng SPS Việt Nam khẳng định đến ngày 27-6, đơn vị không nhận được thông báo về việc Hàn Quốc cấm nhập khẩu sản phẩm ớt của Việt Nam như thông tin trên mạng xã hội.

Hàn Quốc không cấm nhập khẩu ớt từ Việt Nam, chỉ thu hồi sản phẩm vi phạm - Ảnh 1.

Ớt là nông sản Việt có giá trị xuất khẩu lớn sang thị trường Hàn Quốc - Ảnh tư liệu

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 27-6, ông Ngô Xuân Nam, phó giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), cho biết đơn vị vừa có công văn gửi Cục Bảo vệ thực vật thông báo của Hàn Quốc về sản phẩm ớt đỏ khô của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Theo đó, Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc cho biết lô hàng của Công ty TNHH Long Thành sản xuất năm 2022 có mức dư lượng tricyclazone trong các mẫu ớt đỏ khô dao động 0,02 - 0,04 mg/kg, vượt quá mức cho phép của Hàn Quốc 0,01 mg/kg.

"Hàn Quốc không cấm hoàn toàn mà cho phép dư lượng tricyclazone ở mức 0,01 mg/kg. Do đó các doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu phải lưu ý quy định của nước nhập khẩu để đáp ứng được yêu cầu khi xuất khẩu" - ông Nam nói. 

Trước vi phạm trên, ông Nam cho biết phía Hàn Quốc đã cho thu hồi sản phẩm ớt đỏ khô do ba công ty nước này phân phối từ Công ty Long Thành, gồm Công ty TNHH thương mại Geosan, Công ty TNHH nông nghiệp Bokine, Công ty TNHH nông nghiệp Yangil phân phối sản phẩm của Công ty TNHH Long Thành.

Trên cơ sở kết quả rà soát, kiểm tra, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị gửi văn bản thông báo kết quả xử lý về Văn phòng SPS Việt Nam để trao đổi với phía Hàn Quốc nhằm công khai, minh bạch hóa thông tin, cũng như trao đổi về các biện pháp khắc phục.

"Đến ngày 27-6, Văn phòng SPS Việt Nam không nhận được bất cứ thông báo nào về việc Hàn Quốc cấm nhập khẩu sản phẩm ớt của Việt Nam như thông tin trên mạng xã hội" - ông Nam khẳng định.

Ngay sau khi nhận thông báo trên, Cục Bảo vệ thực vật lập tức chỉ đạo rà soát, kiểm tra và xác minh thông tin trên.

Kết quả, đơn vị xuất khẩu được xác định đăng ký kinh doanh tại cụm công nghiệp đường Ngô Quyền, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Trên cơ sở này, Cục Bảo vệ thực vật gửi thông báo tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, các chi cục kiểm dịch thực vật và doanh nghiệp liên quan đề nghị Công ty TNHH Long Thành chấp hành, tuân thủ các nội dung quy định tại thông tư số 17-2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Đồng thời, công ty phải thực hiện điều tra nguyên nhân, truy xuất các lô hàng bị cảnh báo, rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu của doanh nghiệp; tổ chức thực hiện các hành động khắc phục và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tránh tái diễn vi phạm.

Theo thời gian quy định, doanh nghiệp gửi báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục về Cục Bảo vệ thực vật.

Về phía địa phương, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát hoạt động rà soát các khâu trong chuỗi quản lý của doanh nghiệp, sớm xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Trước đó, tháng 3-2022, Cục Bảo vệ thực vật có văn bản gửi sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành và doanh nghiệp xuất khẩu ớt thông báo về yêu cầu của Bộ An toàn dược phẩm và thực phẩm Hàn Quốc.

Cụ thể, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất ớt của Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc phải có kết quả kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do các phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận.

Tám phòng thí nghiệm này bao gồm các trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản từ vùng 1 đến 6, hai phòng thí nghiệm độc lập là Công ty Intertek chi nhánh Cần Thơ và Công ty SGS Việt Nam tại TP.HCM.

Thời gian áp dụng các yêu cầu kiểm tra nêu trên là 1 năm, tính từ ngày 31-3-2023.

Ớt là nông sản Việt có giá trị xuất khẩu lớn sang thị trường Hàn Quốc. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 4.900 tấn ớt, với kim ngạch đạt khoảng 11,9 triệu USD.

Ớt tươi được tái xuất sang Trung Quốc sau 2 năm tạm dừng

TTO - Lô hàng ớt xuất khẩu sang Trung Quốc phải đảm bảo yêu cầu về mã số vùng trồng, và thực hiện kiểm dịch thực vật bằng methyl bromide và xử lý lạnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Giải pháp của start-up Việt giúp loại bỏ những rủi ro bảo mật phổ biến hiện nay nhắm vào các phương pháp xác thực truyền thống.

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển

Trao đổi với Tuổi Trẻ, các đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp, luật sư đều nêu rõ nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một thông điệp chính trị mạnh mẽ...

Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Ông Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh để đưa giá thuốc bán tại Mỹ bằng với giá thấp nhất bán ở những nơi khác, theo ông có thể giảm giá thuốc từ 30 - 80%.

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Chứng khoán tuần mới: Tin quan trọng sắp ra, cổ phiếu nào sẽ được chú ý

Dù chưa biết chính xác thời điểm sẽ đưa ra kết quả đàm phán thuế giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng thị trường chứng khoán trong nước đang 'hồ hởi' hơn sau những thông tin tích cực trong kết quả đàm phán giữa Mỹ và Anh.

Chứng khoán tuần mới: Tin quan trọng sắp ra, cổ phiếu nào sẽ được chú ý

Vỡ mộng 'kỳ lân', Yeah1 đón cổ đông mới tái cấu trúc, bán vốn Giga1

Từng được kỳ vọng trở thành kỳ lân công nghệ Việt khi bắt tay với Tân Hiệp Phát phát triển nền tảng Giga1, Yeah1 đã trải qua giai đoạn biến động mạnh, từ khủng hoảng với YouTube đến làn sóng thoái vốn của cổ đông lớn.

Vỡ mộng 'kỳ lân', Yeah1 đón cổ đông mới tái cấu trúc, bán vốn Giga1

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar