02/04/2019 10:33 GMT+7

Hạn chế tác hại của thuốc lá, bằng cách nào?

HỒNG HÀ
HỒNG HÀ

TTO - Nhiều người biết tác hại của thuốc lá và muốn bỏ nhưng không thể. Thuốc lá có thể gây nghiện và nhiều người dù đặt quyết tâm bỏ thuốc nhưng ít lâu sau lại tái nghiện. Bỏ thuốc lá và hạn chế tác hại thuốc lá bằng cách nào?

Hạn chế tác hại của thuốc lá, bằng cách nào? - Ảnh 1.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc Bệnh viện K - Ảnh: NVCC

Chỉ có 8% bỏ được thuốc lá

Người hút thuốc lá nghiện thuốc vì trong thuốc lá chứa nicotine, một chất gây nghiện nhưng cũng làm người hút thuốc cảm thấy hưng phấn, kích thích não bộ. Có đến 45% người nghiện cocain (ma túy) bỏ được, nhưng chỉ có khoảng 8% người nghiện thuốc lá có thể bỏ được nicotine.

Và đã là chất gây nghiện, khi không nạp vào cơ thể lượng nicotine như thường lệ, người nghiện thường có triệu chứng như mất ngủ, đau đầu, khó chịu, thèm thuốc khi cai… Rõ ràng, nicotine là nguyên nhân chính khiến con người hút thuốc và cũng là lí do khiến họ khó bỏ thuốc. Một chuyên gia về hô hấp của Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ nhiều người nghiện thuốc lá thấy tăng cân nhiều khi bỏ thuốc, họ e ngại và hút thuốc trở lại.

Bác sĩ Lê Văn Quảng, Phó giám đốc Bệnh viện K, hướng dẫn người nghiện thuốc lá có thể cai thuốc bằng nhiều cách, tốt nhất là kết hợp giữa ý chí, quyết tâm của bản thân, sự hỗ trợ của người thân, bỏ thói quen xấu, tập thói quen tốt, kết hợp các liệu trình cai thuốc với hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ hoặc tư vấn viên.

Mặc dù, không có sản phẩm thuốc lá nào được chứng minh là an toàn và không có nguy cơ gây hại với sức khỏe con người, nhưng các nguy cơ sức khỏe liên quan đến hút thuốc lá điếu truyền thống cao hơn so với sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói và nicotine.

"Hiện nay, thế giới đang áp dụng nhiều sản phẩm thay thế thuốc lá như miếng dán nicotine, kẹo cao su nicotine, ống xịt nicotine, thuốc lá điện tử và thuốc lá hun nóng. Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần phải chấp nhận đối diện sự thật là không thể tuyệt đối cấm được việc hút thuốc lá ở mọi nơi, mọi lúc, và cũng không bắt tất cả những người nghiện thuốc lá bỏ thuốc 100% được. 

Vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích , hãy tìm cách nào giúp người hút thuốc trả lời câu hỏi "Tôi không cai được thuốc thì làm thế nào?"- ông Quảng nói.

Có nên dùng sản phẩm thay thế?

Theo ông Quảng, thế giới hiện phổ biến hai dòng sản phẩm thay thế thuốc lá dựa vào sự phát triển của công nghệ là thuốc lá điện tử và thuốc lá hun nóng, tuy nhiên, thế giới hiện vẫn đang tranh cãi nhiều vấn đề về hai dòng sản phẩm thay thế thuốc lá này.

Nếu như thuốc lá điện tử dùng thiết bị để truyền dẫn dung dịch chiết xuất nicotine dạng lỏng bốc hơi cho người hút, thì thuốc lá hun nóng sử dụng thiết bị để truyền dẫn nicotine cho người dùng từ lá thuốc lá thiên nhiên được đặc chế trên nguyên tắc chỉ hun nóng lá thuốc ở nhiệt độ dưới 350 độ C mà không có quá trình đốt cháy nên không tạo ra khói, chỉ có một làn hơi (aerosol) mỏng, không tạo ra tàn thuốc, mùi nhẹ, không ám vào răng miệng, quần áo người sử dụng.

Tuy nhiên, vì các sản phẩm thay thế thuốc lá không có khói, nên chúng sẽ giảm ảnh hưởng đến người xung quanh so với thuốc lá truyền thống. Một số quốc gia gợi ý sản phẩm thay thế như một bước trung gian của quá trình thúc đẩy bỏ thuốc lá truyền thống.

Những năm gần đây, chính phủ Anh triển khai chiến dịch hành động quốc gia với tên gọi Stoptober để kêu gọi người hút thuốc bỏ thuốc trong vòng 28 ngày của tháng 10. Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ bỏ thuốc lá, phần mềm hướng dẫn và nhắc nhở bỏ thuốc lá, cũng có thêm các thông tin về các sản phẩm thay thế để hỗ trợ cho người hút thuốc lá.

Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Y tế cùng các bộ ngành khác đã cùng phối hợp trong nỗ lực làm giảm tỉ lệ người hút thuốc. Hiện chính phủ vẫn tiếp tục tuyên truyền đến người dân về tác hại của thuốc lá, khuyến khích người hút bỏ thuốc, kiểm soát nguồn cung, đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng thuốc lá… 

Tuy nhiên, trước thực trạng là mỗi ngày, có 15,6 triệu người Việt Nam hút thuốc, tương tự, thế giới là hơn 1 tỉ người hút thuốc, nếu người hút thuốc không có khả năng bỏ thuốc, đâu là giải pháp cho họ? Làm sao để giảm tải bớt gánh nặng bệnh tật cho xã hội về các căn bệnh liên quan đến thuốc lá? Làm sao để những người xung quanh người hút thuốc không còn phải chịu đựng khói thuốc thụ động?

Cần thông tin minh bạch về sản phẩm thay thế

Ông Quảng khuyến cáo đối với sản phẩm thay thế thuốc lá, đó có thể là một giải pháp hỗ trợ người hút thuốc lá tiến tới giảm dần tần suất, thời gian sử dụng và cuối cùng là bỏ thuốc lá.

Tuy nhiên, người hút thuốc Việt Nam cũng nên được cung cấp thông tin minh bạch và đầy đủ về các sản phẩm thay thế thuốc lá cũng như những ảnh hưởng của các sản phẩm này để họ có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Về chính phủ, thay vì để thất thu thuế và người tiêu dùng bị thiệt thòi khi sử dụng những sản phẩm không đảm bảo (chất lượng, nguồn gốc, hạn sử dụng, …), nên chăng chúng ta nên có những quy định pháp luật cho dòng sản phẩm này?

HỒNG HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar