15/03/2025 15:12 GMT+7

Hai lần tôi nhìn anh Nguyễn Thụy Kha khóc

'Ngót nửa thế kỷ qua, gặp lại trong không gian bao la, những đồng đội nói cười thuở ấy. Những đồng đội trẻ măng như thiên sứ vậy, giờ đã vô hình trong tưởng nhớ lòng tôi'. Thơ của Nguyễn Thụy Kha.

Hai lần tôi nhìn anh Nguyễn Thụy Kha khóc - Ảnh 1.

Tác giả bài viết và nhà thơ Nguyễn Thụy Kha

Lần thứ nhất, đó là ngày nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo mất.

Tôi từ Đà Nẵng ra Hà Nội tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi đi cùng nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha đến Đài hóa thân Hoàn Vũ đốt nén nhang cuối cùng, vĩnh biệt nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Trên đường về, hai anh em tôi đến quán La Cà, đường Lý Quốc Sư, Hà Nội, anh Kha lấy chai rượu ra rót hai ly cho tôi và anh, anh gọi nhân viên mang thêm một ly nữa. Anh bảo, ly này của Tạo.

Quá bất ngờ, tôi lạnh cả người ngồi nhìn anh Kha rót rượu vào ly mời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và tôi.

Văn nghệ không có Tạo Kha thì buồn

Nếu chỉ việc ấy thôi, có lẽ cảm xúc của tôi sẽ qua nhanh sau khi chạm cốc, nhưng điều làm tôi rúng động hơn là anh Kha nói thì thầm gì đó rồi trên khuôn mặt anh những giọt nước mắt từ từ ứa ra đỏ rực.

Thân thiết, gần gũi anh bao nhiêu năm, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha khóc thành tiếng như một đứa trẻ. Anh nói với tôi, Hạnh ơi, anh có lỗi với Nguyễn Trọng Tạo em ạ.

Tôi quen biết hai anh đã lâu, nghe nhiều người nói về tình cảm tri âm của cặp bài trùng nổi tiếng đất Hà Thành này.

Nhiều người yêu quý hai anh thường đọc vui vui câu này trong lúc trà dư tửu hậu: "Văn nghệ không có Tạo Kha thì buồn". 

Đã gần nửa thế kỷ các anh chơi với nhau, thương yêu nhau vô bờ như vậy mà sao sau khi đưa tang về anh Nguyễn Thụy Kha, anh lại khóc và nói với tôi như thế?

Không riêng gì với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha có nhiều tình bạn thật đẹp. 

Chẳng hạn, mỗi lần vào Đà Nẵng chơi, cho dù nhà văn Thái Bá Lợi sức khỏe không được tốt, vậy mà anh vẫn gọi cho bằng được để đến thăm nhau. Không chỉ có vậy, anh Kha còn vào tận Quảng Ngãi để thăm nhà thơ Thanh Thảo.

Lần đó, tôi cùng đi với các anh nhân ngày giỗ chị Nhi, lúc đốt nhang hương trước bàn thờ vợ nhà thơ Thanh Thảo, anh Kha cũng rơm rớm nước mắt. Có lẽ một phần anh thương quý bạn, vì từ nay Thanh Thảo sẽ sống thiếu bàn tay chăm chút của người vợ hiền mà anh yêu quý.

Lớp bạn bè thời các anh sống hết lòng, đùm bọc nhau như trong thời chiến. Những nhà văn Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Thế Khoa, Thái Bá Lợi, Ngô Thế Oanh… họ là những người cùng thời sống chết bên nhau bởi sự thẳng thắn, gần gũi, phóng khoáng, chân tình, họ chơi với nhau hết lòng như máu thịt của chiến tranh khốc liệt.

Và lần thứ hai này, tôi đứng giữa trời trưa bên tượng đài Thượng Đức (Quảng Nam) nhìn anh Kha khóc.

"Trở lại Thượng Đức / ngót nửa thế kỷ qua / gặp lại trong không gian bao la / những đồng đội nói cười thuở ấy / Những đồng đội trẻ măng như thiên sứ vậy / giờ đã vô hình trong tưởng nhớ lòng tôi / Tưởng nhớ cũng già như tuổi của trời / Những nước mắt sao vẫn thanh xuân tươi tắn" (Nguyễn Thụy Kha).

Đó là mấy câu thơ, ý tứ ban đầu trong lời ca khúc đầy cảm động của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha sau khi anh cùng chúng tôi về thăm Thượng Đức. Vùng đất này là nơi đây anh đã sống và chiến đấu với bao đồng đội một thời thanh xuân.

Một ca khúc hay về Đại Lộc ra đời bằng chính máu và nước mắt của "màu xanh áo lính / vương khói đạn bom sốt rừng da xám" ở chiến trường này...

Hai lần tôi nhìn anh Nguyễn Thụy Kha khóc - Ảnh 2.

Nguyễn Thụy Kha bên tượng đài chiến thắng Thượng Đức - Ảnh: N.N.H.

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, người lính thông tin

Trên chuyến xe về Thượng Đức hôm đó, Phó chủ tịch huyện Đặng Hồng Kỳ đưa nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm và tôi về thăm tượng đài này. Với tôi, mỗi lần về thăm quê luôn mang theo nhiều kỷ niệm của tuổi thơ mình.

Những bến sông, bờ dâu, bãi mía, những chuyến đò mỗi ngày từ bến Vu Gia, Đại Hồng ngược sông lên chợ Hà Tân từ sáng tinh mơ một thời mẹ tôi buôn gánh.

Lần này không như bao lần trước, một cảm giác khác lạ bồi hồi xúc động hơn khi trở về thăm quê mình cùng với nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, người lính thông tin ở chiến trường này trong những năm chống Mỹ cứu nước.

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha đã về thăm và rót rượu mời đồng đội thời trai trẻ tại tượng đài chiến thắng này. Gần gũi với nhà thơ Nguyễn Thụy Kha suốt bao năm, đây là lần thứ hai tôi đứng lặng nhìn anh khóc, nước mắt chảy dài trên khuôn mặt của người nghệ sĩ giữa hoàng hôn đầy xúc động.

Hai lần tôi nhìn anh Nguyễn Thụy Kha khóc - Ảnh 3.

Ngày còn là lính thông tin, Nguyễn Thụy Kha chưa tròn 30 tuổi, bây giờ sau gần 50 năm đặt chân trở lại đất này, lòng anh quặn thắt nhớ thương.

Nhà thơ rót rượu mời thăm đồng đội của mình và nhớ lại một thời oanh liệt tuổi hai mươi bằng những câu thơ viết vội dưới chân tượng đài này: "Ngót nửa thế kỷ qua / gặp lại trong không gian bao la / những đồng đội nói cười thuở ấy / Những đồng đội trẻ măng như thiên sứ vậy / giờ đã vô hình trong tưởng nhớ lòng tôi".

Những câu thơ cứ bồn chồn, thôi thúc, tôi sực nhớ mấy câu thơ của mình: "Nhớ về một thời xa xưa / biết bao người đi không về / nằm lại ven bờ sông ấy / thành hoa nở đẹp làng quê" (Hoa ven sông - Nguyễn Ngọc Hạnh).

Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha liên tục nhớ lại chiến trường xưa, nơi tình đồng đội một thời lửa đỏ: "Chẳng hẹn nhau chúng tôi vẫn gặp nhau / Nơi diệt biệt động quân Nông Sơn, Trung Phước /  Nơi vây chặt lính dù trước Chi khu Thượng Đức / Chẳng hẹn nhau chúng tôi vẫn gặp nhau /  Đường chúng tôi đi đến ngàn ngàn trận đánh / Có điệp khúc làm cầu nối giữa những chiến công".

Vừa nâng cốc với bao đồng đội, anh Kha gọi ngay cho bạn là anh Thái Chí Thanh ở Hà Nội, người đồng đội năm xưa, là đặc công của Sư đoàn 304 trong trận Thượng Đức ngày ấy. Hai người bạn một thời lửa đạn kể lại chiến trường xưa và nhắc nhiều kỷ niệm về một thời chiến tranh khốc liệt ở vùng đất này.

Rồi nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha lại khóc. Và, cũng từ cảm xúc sâu lắng trong chuyến đi đầy kỷ niệm này, ca khúc "Đại Lộc tôi về" được ra đời bằng chính tình đồng đội, tình yêu quê hương của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, một nhạc sĩ tài danh của đất nước, một từ điển sống của nền âm nhạc Việt Nam.

Lần này nhìn anh Kha khóc thì tôi hiểu. Còn lần trước, sau khi đưa tang nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về anh vẫn chưa nói cho tôi biết...

Có phải đó là thứ tình cảm đặc biệt, là phẩm chất cao quý của người nghệ sĩ lớn trong cõi đời thường này, trong tình bè bạn văn chương đích thực.

Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha qua đời

Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu tân nhạc Nguyễn Thụy Kha - tác giả tập thơ chống Mỹ 'Thời máu xanh', nối tiếng với câu thơ 'Đưa người yêu qua nhà người yêu cũ...' - vừa qua đời sáng nay, 13-3, tại Hà Nội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Suốt chiều dài lịch sử, con người luôn tìm cách riêng để tạo ra âm nhạc. Âm nhạc tôn vinh thần linh, kể chuyện, ca ngợi cuộc sống hoặc bày tỏ cảm xúc. Mỗi nền văn hóa đều có những truyền thống âm nhạc độc đáo riêng và phong phú.

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2025 sẽ ưu tiên xét trao giải cho những chiến dịch truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền các vấn đề an sinh xã hội.

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Qua hành trình chăm sóc người cha nay đã gần 100 tuổi, tác giả sách 'Người giữ thời gian' kể lại cách chị gìn giữ niềm vui sống, chăm sóc tinh thần, đồng hành cùng cha mẹ khi họ bước vào giai đoạn xế chiều của cuộc đời.

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trong đó đề xuất nhiều đối tượng được miễn, giảm phí khi tham quan bảo tàng.

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar