30/10/2024 17:10 GMT+7

Hai học sinh trung học đưa ra bằng chứng mới cho định lý toán học 2.000 năm

Ne'Kiya Jackson và Calcea Johnson, đều 17 tuổi, hai học sinh trung học từ New Orleans (Mỹ), đã làm nên 'lịch sử' khi tìm ra những bằng chứng mới cho định lý Pitago tồn tại hơn 2.000 năm.

Hai học sinh trung học đưa ra bằng chứng mới cho định lý toán học 2.000 năm - Ảnh 1.

Ne'Kiya Jackson (bên trái) và Calcea Johnson - hai học sinh tìm ra thêm bằng chứng về định lý Pitago - Ảnh: CNN

Công trình của hai học sinh về định lý Pitago vừa được đăng tải trên tạp chí The American Mathematical Monthly, một trong những tạp chí toán học uy tín nhất Mỹ, trong số phát hành ngày 28-10-2024.

Một năm trước, vào tháng 3-2023, hai học sinh đã trình bày những bằng chứng này trong một cuộc họp của Hiệp hội Toán học Mỹ.

Phát hiện của Jackson và Johnson thu hút sự chú ý trên toàn quốc và được công nhận là một trong những thành tựu toán học nổi bật nhất gần đây. Thành công này đã được chia sẻ trên chương trình "60 minutes".

Theo CNN, những bằng chứng mới về định lý Pitago của Ne'Kiya Jackson và Calcea Johnson là sự kết hợp của các nguyên tắc lượng giác để chứng minh, một điều từng được cho là không thể. Như nhà toán học Elisha Loomis từng lập luận rằng không thể có bằng chứng lượng giác cho định lý Pitago do các công thức cơ bản của lượng giác như (sin^2 x + cos^2 x = 1) vốn dĩ đã dựa trên định lý Pitago.

Tuy nhiên, Jackson và Johnson đã tìm cách sử dụng định luật Sin mà không rơi vào vòng lặp logic để chứng minh định lý Pitago.

Định luật này khẳng định rằng tỉ lệ giữa độ dài của một cạnh và sin của góc đối diện cạnh đó là không đổi trong bất kỳ tam giác nào. Các em đã sử dụng định luật này để tạo ra một chuỗi logic chứng minh tính đúng đắn của định lý Pitago mà không dựa vào các công thức vốn xuất phát từ chính định lý Pitago.

Hai học sinh trung học đưa ra bằng chứng mới cho định lý toán học 2.000 năm - Ảnh 2.

Định lý Pitago là một trong những định lý cơ bản và phổ biến trong các chương trình toán học - Ảnh: EuroSchool

Các phương pháp chứng minh mới của Ne'Kiya Jackson và Calcea Johnson đã được kiểm chứng và chấp nhận bởi cộng đồng toán học, với nhiều nhà toán học chuyên nghiệp tham dự vào cuộc thảo luận về tính hợp lý của chúng.

Scott Turner - giám đốc truyền thông của Hiệp hội Toán học Mỹ (AMS) - nhận xét rằng việc các học sinh trung học tham gia trình bày tại một hội nghị toán học quy mô như AMS là rất hiếm.

Trong khi đó, Catherine Roberts - giám đốc điều hành của AMS - cho biết cộng đồng toán học rất khích lệ sự đóng góp của các nhà toán học trẻ và khuyến khích hai em tiếp tục nghiên cứu cũng như nộp bài cho các tạp chí khoa học để các chuyên gia có thể xem xét tính đúng đắn của chứng minh này.

Một số chuyên gia khác cho rằng dù nghiên cứu này cần được kiểm tra thêm trong các tạp chí khoa học chuyên ngành, nhưng việc hai học sinh trung học đạt được thành tựu này là rất ấn tượng và có khả năng mở ra hướng tiếp cận mới trong giảng dạy toán học.

Della Dumbaugh - tổng biên tập của The American Mathematical Monthly - nhấn mạnh rằng công trình của Jackson và Johnson đã mang lại một cái nhìn tươi mới trong lĩnh vực toán học, đồng thời phản ánh vai trò quan trọng của giáo viên trong việc phát triển thế hệ các nhà toán học tiếp theo.

Bắt đầu từ... tính tò mò

Hai học sinh trung học đưa ra bằng chứng mới cho định lý toán học 2.000 năm - Ảnh 3.

Hai học sinh Ne'Kiya Jackson và Calcea Johnson cùng gia đình - Ảnh: NEWS!

Ne'Kiya Jackson và Calcea Johnson đều là học sinh Học viện St. Mary ở New Orleans (Mỹ). Hai em là những học sinh xuất sắc về toán và thường xuyên tham gia các cuộc thi toán học, tạo nền tảng tiếp cận các khái niệm toán học phức tạp từ rất sớm.

Bước ngoặt đến khi Jackson và Johnson đọc cuốn sách của Elisha Loomis, The Pythagorean Proposition, trong đó Loomis khẳng định rằng không thể chứng minh định lý Pitago bằng lượng giác mà không dẫn đến vòng lặp logic.

Lập luận của Loomis vô tình kích thích trí tò mò của hai em, và họ bắt đầu thử nghiệm các phương pháp sử dụng định luật Sin để tạo ra một chuỗi logic độc lập.

Các em đã phải mất nhiều tháng thử nghiệm, tính toán, tinh chỉnh trước khi đưa ra những thành công bước đầu như hiện nay.

Cựu trưởng đoàn Olympic Toán quốc tế của Mỹ: Chúng tôi không dạy học sinh giải đề thi

'Chúng tôi không dạy học sinh giải đề, mà dạy những điều không bao giờ xuất hiện trong các đề thi Olympic Toán quốc tế', Giáo sư Po Shen Loh chia sẻ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Dù được 2 nhân viên khu du lịch này nhanh chóng cứu hộ đưa trở lại biển, nhưng con cá lại bơi vào bờ và chết sau đó không lâu.

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Đười ươi biết thay đổi nhịp điệu tiếng kêu báo động tùy thuộc vào loại kẻ thù: khi nhanh và gấp gáp, lúc chậm và ít đều đặn hơn.

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Trung Quốc bắt đầu tạo siêu máy tính đầu tiên trong không gian

Trung Quốc vừa phóng thành công những vệ tinh đầu tiên cho mạng lưới siêu máy tính trong không gian, một công trình chưa từng có trên thế giới.

Trung Quốc bắt đầu tạo siêu máy tính đầu tiên trong không gian

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar