18/11/2016 08:14 GMT+7

Hai cô giáo ươm mầm học nơi đảo xa

NAM TRẦN
NAM TRẦN

TTO - Ở Trường mầm non - tiểu học Hoa Phong Ba, huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị có hai cô giáo suốt gần 10 năm qua đã dành tình yêu và tuổi thanh xuân, mang con chữ đến ươm mầm nơi đảo xa.

Cô Hoàng Thị Thắm (trái) và cô Hoàng Thị Hiếu cùng các học sinh ở Trường mầm non - tiểu học Hoa Phong Ba - Ảnh: NAM TRẦN

Đó là cô Hoàng Thị Thắm (32 tuổi) và cô Hoàng Thị Hiếu (29 tuổi), quê ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trường mầm non - tiểu học Hoa Phong Ba với 12 em nhỏ học ghép với nhau. Nơi đó có hai cô giáo gắn bó với con trẻ suốt gần 10 năm qua.

Ngày đầu đặt chân đến đảo Cồn Cỏ, cả cô Thắm và cô Hiếu đều thấy thương những đứa trẻ nơi đây vì cuộc sống quá thiếu thốn, thiếu điện, thiếu nước, phải trông chờ vào nước mưa để có nước sinh hoạt.

Cô Thắm kể bố mẹ các học sinh thường xuyên đi biển hay đi công tác, nên khi đó cô Thắm, cô Hiếu vừa là cô vừa thay bác sĩ chăm sóc các em lúc đau ốm. Ở Trường Hoa Phong Ba chỉ có hai cô giáo thay nhau giảng dạy kiến thức.

“Nếu một trong hai chúng tôi ốm đau hoặc có chuyện gia đình ở trong bờ thì người còn lại sẽ cố gắng duy trì để lớp không nghỉ. Vì tình yêu các con, vì công việc, chúng tôi phải cố gắng nhiều hơn” - cô Hiếu nói.

Cả cô Thắm và cô Hiếu đều có riêng cho mình gia đình nhỏ trên đảo, nhưng chồng đi công tác thường xuyên, một mình các cô nuôi con nhỏ nên lại càng thấm thía sự khó khăn nơi biển đảo. Căn nhà huyện đảo cho mượn là nơi cô Thắm và cô Hiếu ở tạm cùng các con, tự tay các cô trồng rau xanh, nuôi gà vịt để tăng gia vì cuộc sống trên đảo còn nhiều thiếu thốn.

Năm 2008, khi nghe tin huyện đảo Cồn Cỏ tuyển dụng giáo viên mầm non, ngay lập tức cô giáo trẻ Hoàng Thị Thắm nộp đơn xin ra đảo. Tròn 24 tuổi, cô Thắm trở thành cô giáo đầu tiên ra đảo công tác.

“Mừng vì được làm công việc mình yêu thích, lo vì thân con gái phải đi xa một mình, không người thân bên cạnh” - cô Thắm chia sẻ.

Cũng như cô Thắm, ngay sau khi tốt nghiệp Trường trung cấp Mầm non Đắk Lắk, biết tin huyện đảo có chính sách tuyển dụng giáo viên mầm non, cô Hoàng Thị Hiếu đã nộp đơn xin ra đảo. Khi đó Hiếu vừa tròn 21 tuổi.

Cô Hiếu kể: “Tôi nhớ như in ngày đầu bước chân lên đảo, trước mắt chỉ là cảnh vật hoang sơ, lạ lẫm. Nhưng với tuổi trẻ lại muốn khám phá ngay, muốn góp phần dạy dỗ cho các em nơi mảnh đất này”.

Chia sẻ về những khó khăn ngoài đảo xa, cả hai cô giáo đều mỉm cười: “Khó khăn nhiều lắm, nơi đâu cũng thấy thiếu thốn. Khổ nhất, sợ nhất là những lúc mưa bão ập tới. Nhưng những lúc đó chúng tôi lại muốn bám đảo để gần bên các con”.

Nhớ lại trận bão lịch sử năm 2013, cô Hiếu vẫn còn thoảng thốt: “Sau trận bão, mọi thứ trước mắt đều hoang tàn. Lớp học ở Hoa Phong Ba chỉ còn là đống đổ nát, chìm trong biển nước. Khi đó tôi đang bụng mang dạ chửa, lại xa chồng, cũng may có sự giúp đỡ của bộ đội và thanh niên trên đảo cùng vượt qua khó khăn”.

Vượt qua mọi thiếu thốn, gần 10 năm trôi đi, lớp học Hoa Phong Ba trên huyện đảo Cồn Cỏ nay khang trang hơn trước dù còn nhiều thiếu thốn về thiết bị và đồ dùng học tập.

Khi được hỏi các cô có khi nào muốn trở về đất liền để có cuộc sống ổn định và tốt đẹp hơn, cả cô Thắm và cô Hiếu đều lắc đầu nói: “Chúng tôi chưa nghĩ tới. Cuộc sống càng khó khăn thì càng muốn gắn bó vì các con, vì ở đây các con cần chúng tôi. Nay cơ sở vật chất khang trang hơn rồi, dù giáo viên vất vả một chút nhưng bù lại để các con, để bố mẹ các con yên tâm công tác và bám đảo”.

Ông Lê Minh Tuấn - bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ - cho biết cả hai cô giáo Hoàng Thị Thắm và Hoàng Thị Hiếu là những người rất tâm huyết với đảo. Tuy là nữ nhưng các cô đã tình nguyện ra đảo từ khi còn trẻ, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho giáo dục và xây dựng huyện đảo suốt gần 10 năm qua.

“Huyện đảo được phát triển như ngày nay có một phần không nhỏ của hai cô, không chỉ trong việc dạy chữ, chăm lo cho trẻ trên đảo mà còn cả việc đóng góp trí lực trong xây dựng kinh tế, văn hóa và các hoạt động trên đảo” - ông Tuấn chia sẻ.

Cô Hoàng Thị Thắm và cô Hoàng Thị Hiếu là hai trong số những gương mặt giáo viên tiêu biểu được tỉnh Quảng Trị chọn tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô năm 2016”.

Chương trình này do Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Đây là năm thứ hai chương trình diễn ra nhằm tuyên dương các thầy cô có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hết lòng vượt khó, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

NAM TRẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Theo Cambridge International Education, số lượng học sinh dự thi các kỳ thi học thuật Cambridge năm 2024 cao kỷ lục, tăng 7 - 13% so với năm 2023, phản ánh sức hút mạnh mẽ của chương trình giáo dục quốc tế Cambridge trên toàn cầu.

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar