04/06/2023 09:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hai bà cháu bấp bênh giữa đời

Cháu bị ung thư xương, cưa mất một chân. Bà ngoại già yếu vừa làm cha, vừa làm mẹ chăm cháu ở bệnh viện. Mọi chi phí điều trị, ăn uống của hai bà cháu đều cậy cả vào… tấm lòng thiện nguyện của xã hội.

Bà Hồ Thị Sâm theo chăm sóc cháu ngoại Bồ Thị Kim Thảo tại Bệnh viện Trung ương Huế đã gần hai năm nay - Ảnh: NHẬT LINH

Bà Hồ Thị Sâm theo chăm sóc cháu ngoại Bồ Thị Kim Thảo tại Bệnh viện Trung ương Huế đã gần hai năm nay - Ảnh: NHẬT LINH

Đó là câu chuyện của bệnh nhi Bồ Thị Kim Thảo (15 tuổi, quê Bình An, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Ước mơ khỏi bệnh để được cắp sách trở lại mái trường phổ thông của Thảo đang ngày một dài hơn khi số tiền tiết kiệm của bà ngoại dành dụm cho em cứ cạn dần.

Nhịn ăn vì ngày mai của cháu

Trưa hè nắng như đổ lửa, những tiếng tít tít phát ra từ hệ thống máy móc trong phòng bệnh 504 (Trung tâm nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế) càng khiến không khí thêm nặng nề.

Ngồi bên giường bệnh, bà Hồ Thị Sâm (bà ngoại của bệnh nhi Kim Thảo) khuôn mặt nhăn nheo, vừa xoa nhẹ bàn tay gầy gò cắm đầy ống dẫn thuốc của cháu gái, vừa liếc nhìn màn hình chiếc điện thoại cũ kỹ. Bà Sâm canh giờ để kịp xuống nhận cơm từ thiện.

Đúng 10h30, người đàn bà với khuôn mặt khắc khổ khoác vội lên mình chiếc áo che nắng mỏng, đội nón chậm rãi lê từng bước chân xuống cổng bệnh viện. Từ gần hai năm qua, bà Sâm và Thảo đã sinh tồn trong Bệnh viện Trung ương Huế nhờ những bữa cơm như thế.

Chùa Phật Quang nằm cạnh cổng số 3 của bệnh viện hôm nay vắng người. Đi vào cổng chùa, bà Sâm thẫn người khi biết tin hôm nay nhà chùa không phát cơm từ thiện như mọi ngày. Trưa nay, bà đành nhịn đói.

Số tiền do ông ngoại của Thảo ở quê bán lúa vừa gửi ra cùng với hỗ trợ của các đoàn thiện nguyện đã dần cạn, nên bà Sâm không dám dùng để mua cơm.

Lên đến phòng, bà Sâm lôi trong chiếc tủ ở đặt đầu giường bệnh ra một túi bánh mì nguội ngắt. Bà xé từng mẩu đưa lên miệng Thảo, gặng ép cháu ăn cho chóng khỏe. Túi bánh mì này bà vừa nhận của một đoàn từ thiện vào đầu buổi sáng chưa kịp ăn hết.

"Cháu ăn cho chóng khỏe. Tối ngoại sẽ đi mua cơm cho cháu nhé. Sau này có tiền, ông bà sẽ mua cho cháu một cái chân giả. Lúc đó cháu tha hồ mà chạy nhảy với các bạn ở quê", vừa nói bà Sâm vừa đưa vội cho Thảo mẩu bánh mì, khóe mắt rưng rưng.

"Ngoại ăn trước, con thương ngoại nhất", Thảo đưa cánh tay còn cắm ống truyền dịch lên, đưa mẩu bánh lên cho ngoại rồi nhoẻn miệng cười.

Hai năm qua, bà cháu bà Hồ Thị Sâm và bệnh nhi Bồ Thị Kim Thảo đã “sinh tồn” tại Bệnh viện Trung ương Huế nhờ những bữa cơm thiện nguyện - Ảnh: NHẬT LINH

Hai năm qua, bà cháu bà Hồ Thị Sâm và bệnh nhi Bồ Thị Kim Thảo đã “sinh tồn” tại Bệnh viện Trung ương Huế nhờ những bữa cơm thiện nguyện - Ảnh: NHẬT LINH

Khao khát sống của cháu, quyết tâm của ông bà

Câu chuyện của bà cháu Kim Thảo, cả phòng bệnh 504 không ai không biết. Ai cũng thương cho gia cảnh khó khăn và cảm phục sự kiên cường của ông bà ngoại Thảo.

Kim Thảo sinh ra trong một gia đình thuần nông ở vùng quê nghèo Thăng Bình, Quảng Nam. Cha em bỏ đi khi em chỉ vừa tròn 2 tháng tuổi. Mẹ cũng bỏ em lại cho ông bà ngoại nuôi dưỡng để theo bước nữa ở tận Cà Mau.

Từ nhỏ, Kim Thảo lớn lên trong tình yêu thương của ông bà ngoại. Hiểu được tấm lòng của ông bà, em quyết tâm học tập thật tốt. Suốt tám năm học, Thảo luôn là học sinh giỏi của trường.

Thế nhưng cuộc đời thật biết trêu ngươi. Cuối năm 2021, sau một buổi học ở trường trở về, Kim Thảo bất chợt thấy đau chân dữ dội. Ông bà ngoại đem em chạy chữa khắp nơi nhưng cơn đau vẫn không dứt.

Ra đến Huế, các bác sĩ chẩn đoán Thảo bị ung thư xương, phải cắt gần như toàn bộ chân trái mới có cơ hội giữ lại mạng sống. Nhận tin, bà Sâm gần như đổ gục. Đến bữa ăn hằng ngày còn phải chạy vạy khắp nơi thì lấy đâu ra tiền chữa bệnh cho cháu?

"Tui bàn với ông nhà thôi cứ vay tiền ngân hàng 50 triệu đồng, liều đưa cháu đi viện đã rồi tính tiếp. Ở nhà có mấy sào lúa, trông trời cho trúng vụ lấy lúa bán trả nợ sau", bà Sâm kể.

Thế là hai bà cháu dìu nhau vào sống ở Bệnh viện Trung ương Huế gần hai năm nay. Cứ đều đặn mỗi ngày vào trưa và chiều tối, bà Sâm lê la quanh một vòng bệnh viện dò hỏi xem có nơi nào phát cơm, cháo từ thiện để đến xin một suất.

Số tiền 50 triệu đồng ấy trong hai năm cũng đã sắp cạn sau những đợt vô thuốc và phẫu thuật. Số tiền ít ỏi còn lại, bà chỉ dám tằn tiện mua những món ăn mà cháu gái nói thích như cơm hộp, tô bún...

Nói về Kim Thảo, bác sĩ Châu Văn Hà, phó giám đốc Trung tâm nhi khoa - Bệnh viện Trung ương Huế, cho hay em là một cô bé rất nghị lực. Trong số các bệnh nhi ung thư đang điều trị ở đây, Kim Thảo là trường hợp phải dùng hóa chất liều cao.

Mỗi lần vô thuốc, hóa chất sẽ thiêu đốt tế bào da của bệnh nhi và khiến cháu bị suy tủy sâu.

"Thế nhưng chưa lần nào tôi thấy Kim Thảo than vãn mỗi lần vô thuốc như nhiều bệnh nhi khác. Thăm thẳm trong ánh mắt của Thảo, tôi thấy được khát khao được sống của em. Thảo cũng rất hoạt bát, vui vẻ. Em là thành viên của đội văn nghệ nhí, thường biểu diễn vào mỗi dịp lễ, tết của khoa", bác sĩ Hà nói.

Bác sĩ Hà cũng nói rằng rất khâm phục tấm lòng thương yêu cháu của bà Sâm, và những lần có đoàn từ thiện đến trung tâm phát quà, bác sĩ Hà cùng mọi người ở đây đều ưu tiên để bà cháu Thảo nhận quà đầu tiên.

Tiếp sức cho các chiến binh hoa hướng dương

Chương trình "Ước mơ của Thúy" do báo Tuổi Trẻ tổ chức sẽ đến Huế và tiếp sức cho các bệnh nhi ung thư - chiến binh hoa hướng dương đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế vào ngày 5-6.

18 chiến binh nhí là những bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ được chương trình trao quà là tiền mặt trị giá 2 triệu đồng và số tiền hỗ trợ điều trị tại bệnh viện. Kinh phí được trao lần này tại Huế là 190 triệu đồng.

Đây là món quà rất lớn nhằm tiếp thêm động lực, niềm tin chiến thắng căn bệnh ung thư đối với gia đình của các chiến binh nhí ở Huế.

Hoạt động trao quà này mang tên Tiếp sức hoa mặt trời, trong khuôn khổ chương trình "Ước mơ của Thúy" của báo Tuổi Trẻ trao 172 phần quà cho các bệnh nhi ung thư tại 10 bệnh viện ở TP.HCM, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Hà Nội.

Mỗi phần quà 3 - 50 triệu đồng tùy trường hợp, dành cho bệnh nhi ung thư đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một phần chi phí điều trị, hoặc để lắp tay, chân giả cho những bạn bị tháo khớp.

Tổng kinh phí hơn 1,8 tỉ đồng từ nguồn đóng góp của bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Bạn đọc có thể tham gia ủng hộ kinh phí cho chương trình trực tiếp tại trụ sở báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM), số điện thoại: 0283.9973838 hoặc văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại các tỉnh, thành phố.

Chuyển khoản đến tài khoản báo Tuổi Trẻ, số tài khoản: 113000006100, Ngân hàng Công thương (chi nhánh 3, TP.HCM).

Bạn đọc ở nước ngoài xin chuyển khoản về tài khoản báo Tuổi Trẻ, số tài khoản USD: 0071370195845 hoặc EUR: 0071140373054 (Ngân hang Vietcombank, chi nhánh TP.HCM, Swift Code: BFTVVNVX007).

Lưu ý: Ghi rõ nội dung chuyển khoản: Ủng hộ "Bệnh nhi ung thư".

Nghệ sĩ Kim Cương đồng hành với 'Ước mơ của Thúy' trao quà bệnh nhi ung thư

Sáng 1-6, nghệ sĩ nhân dân Kim Cương đã cùng chương trình Ước mơ của Thúy đến tặng quà cho các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (Q.1, TP.HCM).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar