29/01/2012 07:01 GMT+7

Hà Nội vắng tiếng chân quen

HOÀNG ĐIỆP
HOÀNG ĐIỆP

TT - Vậy là đã bảy tháng, khi những nhà báo báo cho nhau biết tin nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc bị ung thư lợi. Lúc đầu ông còn xuống nhà đọc báo, tiếp khách và viết bài cho các báo.

Sau, chỉ còn nghe tiếng ông rất nhỏ qua điện thoại: Bác không xuống nhà được!

Phóng to

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc - Ảnh: Hoàng Điệp

Ông không xuống nhà được, cánh cửa kính khép hờ cả ngày. Người đi trên vỉa hè phố Ngô Quyền không còn thấy hình ảnh quen thuộc của một ông cụ tóc bạc trắng như cước ngồi viết báo trên những tờ giấy A4. Ông không xuống nhà được có nghĩa là căn phòng khách của ông cũng vắng đi những người khách mà phần lớn là nhà báo thường quấy rầy ông, khi thì đặt bài, khi thì phỏng vấn hay một cán bộ ngành văn hóa xin ý kiến về một việc gì đó liên quan đến Hà Nội.

Giờ thì ông đi rồi. Chỗ ngồi nơi căn phòng ấy sẽ vĩnh viễn vắng ông.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc mất lúc 3g15 ngày 28-1-2012. Ông sinh năm 1926 tại Hưng Yên. Cuốn sách đầu tiên của ông viết về địa lý có tên Việt Nam đất nước ta (1956). Từ đó đến nay ông công bố 14 đầu sách riêng, chủ biên và in chung hàng chục cuốn với các tác giả khác. Ông đã nhận Giải thưởng lớn về tình yêu Hà Nội do báo Thể Thao & Văn Hóa trao tặng.

Lễ viếng sẽ diễn ra vào 7g sáng ngày 2-2-2012 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Ông vốn là thầy giáo dạy các môn xã hội, nhưng sự yêu thích các giá trị văn hóa và lịch sử đã đưa bước ông đến mọi ngõ ngách của phố phường hay thôn quê Hà Nội. Để làm sinh động thêm những bài giảng về lịch sử và văn học, ông đưa học sinh tìm về những giá trị truyền thống của cha ông, trong đó có những giá trị nhìn thấy, sờ thấy, đọc thấy nhưng cũng có những giá trị văn hóa phi vật thể mà không dễ gì nhận biết.

Một người, một xe đạp, không một ngõ ngách nào của Hà Nội mà thầy trò ông không đặt chân đến. Người ta gọi ông là nhà Hà Nội học - một danh xưng lạ lùng, hiếm hoi mà những bạn đọc, những học giả, nhà báo đặt cho ông để đặt tên cho niềm đam mê cả đời ông đã dâng hiến.

Khi còn sống, điều ông tiếc nhất đó là không có ai kế tục công việc nghiên cứu mà ông đang làm dở. Mong muốn hàng ngàn cuốn tài liệu được thu thập về phần lớn bằng tiếng Pháp và tiếng Trung vẫn chưa được đọc hết sẽ tiếp tục phát huy tác dụng nên ông có ý nguyện gửi các tài liệu vào Thư viện Quốc gia - nơi ông tìm đọc những trang tài liệu đầu tiên về văn hóa Hà Nội.

Hà Nội hôm nay vắng ông. Không chỉ là vắng đi một con người, mà vắng đi cả một kho văn hóa dồi dào nếu chỉ gói trong những trang sách thì thực là chưa đủ.

HOÀNG ĐIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar