19/09/2016 21:03 GMT+7

Hà Nội lên phương án cấm xe máy ngoại tỉnh vào nội ô

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Đó là các giải pháp đáng chú ý trong dự thảo đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân do Sở GTVT TP Hà Nội xây dựng, đang lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia.

Những khu vực có cầu vượt như ngã tư Vọng ở Hà Nội cũng dễ dàng xảy ra ùn tắc khi trời mưa, giờ cao điểm - Ảnh: T.PHÙNG

Theo dự thảo "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố", với xe máy, lộ trình hạn chế sẽ thực hiện 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ năm 2020): sẽ hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ hai ngày cuối tuần, và các ngày lễ, tết.

Từ năm 2021 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội ô (đường vành đai 1) từ 7g đến 19g hằng ngày. Đồng thời hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ các ngày trong tuần.

Giai đoạn 2 (từ năm 2023): sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh tại các khu vực phía trong đường vành đai 2 và mở rộng hạn chế xe máy từ phố cổ ra các tuyến phố cũ (khu phố xây dựng từ thời Pháp thuộc như phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt...).

Giai đoạn 3 (đến năm 2025): sẽ thực hiện cấm xe máy một số địa điểm phía trong đường vành đai 3.

Thực hiện chính sách "làm khó" ôtô

Với ôtô cá nhân, dự thảo đề án đưa ra phương án hạn chế hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường, khu vực nhất định.

Bên cạnh đó cho phép ôtô cá nhân đi vào giờ cao điểm tại một số khu vực trung tâm nhưng thực hiện thu phí.

Đồng thời thực hiện chính sách “làm khó” với ôtô, xe máy trong nội ô như dừng cấp phép sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ ôtô, xe máy tại 4 quận nội ô (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng); tăng phí giữ ôtô, xe máy tại khu vực trung tâm để không khuyến khích sử dụng xe cá nhân.

Để hạn chế xe cá nhân, dự thảo đề án còn đặt lộ trình phát triển vận tải hành khách công cộng đến năm 2020 như đầu tư mới 500 - 550 xe buýt mỗi năm (gồm cả mini buýt); hoàn thành 3 tuyến xe buýt nhanh (BRT) vào năm 2020 (tuyến Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa dài 14km; tuyến đi theo vành đai 3 Mai Dịch - Dương Xá dài 25km; tuyến đi theo vành đai 2, 5 và quốc lộ 5 kéo dài 54km).

Những khu vực có cầu vượt như ngã tư Vọng ở Hà Nội cũng dễ dàng xảy ra ùn tắc khi trời mưa, giờ cao điểm - Ảnh T.PHÙNG

Đồng thời hoàn thành 5 trong số 8 tuyến đường sắt đô thị đã được quy hoạch gồm: tuyến số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên; tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo và đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình; tuyến số 2A đoạn Cát Linh - Hà Đông; tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; tuyến số 5 đoạn Văn Cao - vành đai 4.

Cùng với phát triển giao thông công cộng là bố trí các điểm trung chuyển, điểm đỗ xe nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân tiếp cận tốt nhất với hệ thống vận tải hành khách công cộng vào trung tâm thành phố khi hạn chế xe cá nhân.

Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội" được UBND TP Hà Nội giao Sở GTVT chủ trì xây dựng. 

Trao đổi với báo chí trước đó về đề án trên, ông Vũ Văn Viện - giám đốc Sở GTVT Hà Nội - cho biết phương châm xây dựng đề án là phải lấy điều kiện “xây để cấm”.

Tức là phải có các phương tiện vận tải hành khách công cộng bổ sung, đáp ứng nhu cầu đi lại của người đi xe máy.

Theo quy hoạch giao thông của Hà Nội đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2020 phương tiện vận tải công cộng của Hà Nội phải đáp ứng 20% nhu cầu của người dân. Đến năm 2025 phải đáp ứng được 35 đến 40% nhằm thay thế cho xe cá nhân.

Năm 2025: xe cộ vượt 690% diện tích đường giao thông 

Nguyên tắc xây dựng đề án là ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng để làm điều kiện tiên quyết hạn chế xe cá nhân và cấm xe máy.

Các giải pháp đưa ra không nhằm hạn chế việc sở hữu phương tiện giao thông cá nhân và chỉ kiểm soát được việc gia tăng xe cá nhân tham gia giao thông cho phù hợp cơ sở hạ tầng nhằm giảm ùn tắc giao thông.

Hà Nội đang đứng trước nguy cơ ùn tắc giao thông lớn khi có hơn 5 triệu xe máy (tăng 7,6%/năm), chưa kể xe máy ngoại tỉnh và hơn 500.000 ôtô (tăng 12,9% mỗi năm), trên 1 triệu xe đạp, hơn 10.000 xe đạp điện. Trong khi hạ tầng giao thông chỉ đạt tốc độ phát triển bình quân 3,9%/năm.

Theo tính toán của Sở GTVT Hà Nội, đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 938.000 ôtô, hơn 6,2 triệu xe máy. Đến năm 2025 sẽ có 1,3 triệu ôtô, 7,3 triệu xe máy.

Do đó, đến năm 2020, nếu toàn bộ phương tiện lưu hành với vận tốc 20 km/h thì diện tích chiếm dụng vượt 502% (5 lần) diện tích mặt đường của thành phố.

Tương tự, đến năm 2025 sẽ vượt 690% (vượt 6,9 lần). Nếu tính ở phạm vi phía trong đường vành đai 3 trở vào thì phương tiện sẽ vượt 12 lần năng lực hệ thống đường bộ, không thể di chuyển trên đường nếu toàn bộ xe lưu hành cùng lúc.

TUẤN PHÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Bộ Công an xác định nhóm giang hồ do Nguyễn Công Huân cầm đầu móc nối một số nghi phạm hình sự phức tạp, hoạt động cho vay lãi nặng, mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mua bán ma túy.

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang vừa thống nhất đơn tự nguyện nghỉ hưu sớm của trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng ý 45 cán bộ lãnh đạo các tổ chức, xã phường được nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Thôn A Xây thuộc xã Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bao đời nay một lòng tin yêu Đảng và Bác Hồ, lập nhiều thành tích thời kháng chiến và được tặng danh hiệu "làng Bác Hồ".

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Cầu Tăng Long mới đưa vào sử dụng bị sụt lún, chủ đầu tư nói gì?

Cầu Tăng Long (đường Lã Xuân Oai, TP Thủ Đức) xuất hiện vết lún, rạn nứt sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động khiến người dân lo lắng. Chủ đầu tư yêu cầu tiến hành khắc phục ngay từ tối 18-5.

Cầu Tăng Long mới đưa vào sử dụng bị sụt lún, chủ đầu tư nói gì?

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Ngày 18-5, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam/tạm giữ hình sự 11 người để điều tra về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, “mua bán trái phép chất ma túy”, “sản xuất, buôn bán hàng cấm”.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar